Nghiên cứu

Nhu cầu dinh dưỡng của công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn

TS. NGUYỄN ANH THƠ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
Trong bối cảnh các ngành sản xuất, dịch vụ đều gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 hiện nay, cùng chi phí sản xuất tăng cao bởi khủng hoảng năng lượng, logistic và việc NLĐ thực hiện tăng giờ làm thêm tối đa từ 40 giờ lên 60 giờ/tuần, 200 giờ lên 300 giờ/năm, vấn đề chất lượng bữa ăn ca (BAC) cho NLĐ càng trở nên cấp thiết, để bảo đảm dinh dưỡng, an toàn nhằm duy trì được sức lao động, sức khỏe lâu dài cho NLĐ.
Nhu cầu dinh dưỡng của công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn
Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần In Công đoàn Việt Nam thăm hỏi, trao đổi bữa ăn ca của người lao động. Ảnh: Nguyễn Tuấn.

Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (ATTP) BAC của NLĐ

Theo các nghiên cứu, nhu cầu các chất dinh dưỡng tùy thuộc theo tuổi, giới tính, mức độ lao động và tình trạng sinh lý. Chế độ ăn thiếu năng lượng, cơ thể sẽ mệt mỏi, năng suất lao động thấp, nếu kéo dài cơ thể dễ bị suy dinh dưỡng. Với đối tượng là công nhân làm việc trong các KCN, nhà máy, đặc biệt trong ngành: Giày da, may mặc, thủy sản, chế biến gỗ... thì mức độ hoạt động thể lực là trung bình nặng.

Một chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng thì ngũ cốc chỉ nên chiếm 55 đến 65% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20 đến 25% và 15 đến 20% là từ chất đạm. Do vậy, ở độ tuổi 20 đến 40 đối với nữ, trong tình trạng sinh lý bình thường (tức là không có thai, không nuôi con bú) và nam giới thì nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng như sau: Từ 20 đến 29 tuổi, cần 2.100 đến 2.300 Kcal/ngày đối với nữ và 2.600 đến 2.900 Kcal/ngày đối với nam. Từ 30 đến 49 tuổi, cần 2.000 đến 2.300 Kcal/ngày đối với nữ và 2.300 đến 2.600 Kcal/ngày đối với nam. Nam giới cũng cần khoảng 70 gam chất đạm/ngày, nữ giới cần và 60 gam chất đạm/ngày. Nhu cầu về chất béo với nam là 60 đến 70 gam/người/ngày, với nữ là 45 đến 55 gam/người/ngày.

Tại Việt Nam, chất lượng dinh dưỡng và ATTP BAC là một vấn đề rất lớn, ngoài ra còn là vấn đề khẩu vị, văn hóa ẩm thực. Do đó, việc đánh giá chất lượng dinh dưỡng, ATTP là không đơn giản do sự đa dạng của các BAC, nhất là ở các ngành đang sử dụng nhiều lao động như: Da giày, dệt may, điện tử, chế biến thủy sản,... hoặc những ngành nghề lao động phân tán, nơi làm việc chật hẹp, thiếu khả năng bố trí ăn ca tại chỗ, chỗ ăn không đảm bảo vệ sinh, dụng cụ nấu ăn tạm bợ, người nấu ăn thiếu kiến thức, kỹ năng...

Theo kết quả đánh giá BAC thực tế, nhiều doanh nghiệp đang cung cấp cho NLĐ ở một số ngành sản xuất chưa bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, chưa cân đối giữa các thành phần thức ăn và nhất là chưa đáp ứng đủ về vitamin và vi lượng. Có nhiều khẩu phần ăn trung bình của NLĐ ở mức 677±218 Kcal ở ngành Dệt may và Da giày, chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng thực tế BAC của NLĐ (mức trung bình phải đạt 857±172 Kcal).

Từ đó, dẫn đến tỷ lệ NLĐ mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng khá cao, như thiếu năng lượng trường diễn (19,5%); thiếu máu (17,3%); 15,7% có chỉ số ferritin huyết thanh giảm (thiếu sắt), trong đó 34,4% đối tượng có dự trữ sắt cạn kiệt; giảm protein máu (9,3%); đường huyết tăng (7,9%); mắc bệnh chuyển hóa (29,1% tỷ lệ công nhân bị giảm cholesterol và 20,3% có lượng cholesterol tăng), cho thấy có liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng…

Nhu cầu dinh dưỡng của công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn
Công nhân làm việc trong ngành: Giày da, may mặc, thủy sản, chế biến gỗ... có mức độ hoạt động thể lực trung bình nặng. Do vậy, chế độ ăn cần đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Trong ảnh: Công nhân kiểm tra sản phẩm tại Công ty TNHH JMC Việt Nam (Bắc Giang). Ảnh: Minh Thu.

Ngoài ra, một vấn đề rất lớn hiện nay là ATTP. Một kết quả khảo sát cũng cho thấy chất lượng môi trường bếp ăn của NLĐ còn nhiều hạn chế. Ví dụ, cũng tại hai ngành Dệt may và Da giày, có 68,7% vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh về vi khí hậu; 77,8% có tổng nấm và 79,5% có tổng vi khí hậu vượt tiêu chuẩn cho phép; 18,8% cơ sở bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường xung quanh.

Chỉ có 19,6% bếp ăn có đủ thiết bị dụng cụ giám sát chất lượng ATTP và đánh giá được chỉ tiêu chất lượng an toàn chủ yếu của thực phẩm; tỷ lệ các cơ sở, chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất ở các bếp ăn được tập huấn, khám sức khỏe (đã được cấp chứng nhận) đạt khá cao, trên dưới 95%. Số cơ sở có nơi chế biến thức ăn đảm bảo theo nguyên tắc một chiều chung cho cả 2 ngành là 55,6%.

Yêu cầu về chất lượng BAC cho NLĐ

Môi trường làm việc công nghiệp hiện ngày càng có nhiều yếu tố bất lợi như: Nóng, thiếu sáng, bụi, ồn, hơi khí độc. Bên cạnh đó, tính chất công việc đơn điệu, thao tác lặp đi lặp lại, tư thế làm việc gò bò (ngồi nhiều hoặc đứng nhiều) không thuận lợi... đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tâm sinh lý của NLĐ, dẫn đến mắc các bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp.

Hầu hết các ngành đều có gánh nặng thể lực ở mức nặng nhọc, nhất là ở các ngành sử dụng nhiều lao động, như: Điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, chế biến gỗ đều ở mức nặng hay rất nặng ở các ngành khai thác mỏ, xây dựng, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, điện…. Gánh nặng căng thẳng ở mức căng thẳng cao đến rất cao.

Các công việc nặng nhọc và tiêu tốn nhiều calo tập trung vào các nhóm ngành thâm dụng lao động; trong ngành xây dựng, hóa chất, khai thác mỏ, có nhiều công việc nặng đòi hỏi thể lực tốt và có liên quan đến các yếu tố có hại như nóng, thiếu sáng, bụi, ồn, hơi khí độc… nên vấn đề tiêu hao năng lượng của NLĐ thay đổi tùy theo cường độ lao động, thời gian lao động, tính chất cơ giới hóa và tự động hóa quá trình sản xuất.

Do đó dinh dưỡng hợp lý ở NLĐ cần: (i). Đáp ứng nhu cầu năng lượng theo từng loại lao động; (ii). Đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng; và (iii). Thực hiện một chế độ ăn hợp lý.

Nhu cầu dinh dưỡng của công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn
Việc đánh giá chất lượng dinh dưỡng, an toàn thực phẩm là không đơn giản do sự đa dạng của các bữa ăn ca, nhất là ở các ngành đang sử dụng nhiều lao động như: Da giày, dệt may, điện tử, chế biến thủy sản... Trong ảnh: Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Ảnh: Mỹ Thanh.

Một số nhiệm vụ và giải pháp

Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII đã có kết luận việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày 25/02/2016 về “Chất lượng BAC của NLĐ”, trong đó đã chỉ đạo các các cấp Công đoàn quyết tâm thực hiện có hiệu quả, tạo chuyển biến sâu sắc, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu trong Nghị quyết 7c.

Ngoài ra, các CĐCS cần thương lượng để bắt buộc người sử dụng lao động phải cung cấp BAC đủ dinh dưỡng, bao gồm cả ăn trưa và ăn tối mới được tổ chức làm thêm đến 60 giờ/tuần và 300 giờ/năm. Các cơ quan quản lý, Công đoàn và các hiệp hội ngành nghề cần có những chương trình phối hợp để các nhà mua hàng quan tâm đến BAC đủ dinh dưỡng, là một yếu tố của việc làm bền vững, việc làm nhân văn; cùng đấu tranh, đàm phán để tăng giá trị cho khâu gia công sản phẩm, hàng hóa và chế biến trong chuỗi cung ứng, để các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động có điều kiện chăm lo cả tiền lương, bữa ăn và các điều kiện phúc lợi khác cho NLĐ.

Vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng NLĐ, bảo vệ và phát triển nguồn nhân lực, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động đã tiến hành nghiên cứu đề tài độc lập cấp Nhà nước: “Đánh giá gánh nặng lao động, nhu cầu dinh dưỡng, khẩu phần và xây dựng bộ tiêu chí về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm BAC cho NLĐ một số ngành nghề”.

Trên cơ sở các kết quả khảo sát, Viện đã xây dựng được 36 Bộ thực đơn và đánh giá thử nghiệm. Kết quả thử nghiệm trong 3 tháng cho thấy Bộ thực đơn là khả thi, dễ áp dụng, đáp ứng nhu cầu năng lượng tối thiểu, đồng thời cũng cho thấy bước đầu sức khỏe của NLĐ được cải thiện.

Viện cũng xây dựng và đề xuất một số giải pháp cải thiện điều kiện lao động, Bộ tiêu chí về sức khỏe dinh dưỡng và Bộ tiêu chí về ATVSTP, trong đó có đề xuất về nhu cầu khuyến nghị năng lượng BAC cho NLĐ hai ngành Dệt may và Da giày cũng đang được biên tập thành tài liệu hướng dẫn để phổ biến và áp dụng rộng rãi, làm cơ sở cho các cấp Công đoàn thương lượng, giám sát.

Tạo dựng, củng cố niềm tự hào của đoàn viên đối với tổ chức Công đoàn Tạo dựng, củng cố niềm tự hào của đoàn viên đối với tổ chức Công đoàn

Suốt chiều dài lịch sử, Công đoàn Việt Nam thường xuyên đúc rút những thành tựu, bài học kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu ...

Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn đặt trọng tâm đến việc đại diện, chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động (NLĐ), ...

Nghiên cứu khoa học của tổ chức Công đoàn kết quả và một số vấn đề đặt ra Nghiên cứu khoa học của tổ chức Công đoàn kết quả và một số vấn đề đặt ra

Nghị quyết số 01/NQ-ĐCT ngày 18/9/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn (TLĐ) về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, hoạt động ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm