Nghiên cứu

Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

NCS. PHẠM VĂN TÙNG - Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Lao động
Những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn đặt trọng tâm đến việc đại diện, chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động (NLĐ), coi đây là nhiệm vụ cốt lõi nhằm tạo ra sức hút để NLĐ tham gia. Bài viết dưới đây dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề tài “Quan hệ lao động (QHLĐ) trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”, nghiên cứu trường hợp tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội, mô tả một phần vai trò của Công đoàn trong tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) với NLĐ tại doanh nghiệp.
Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Nguồn: Tapchitaichinh.vn

1. Thực trạng ký kết HĐLĐ tại doanh nghiệp

Theo quy định của Bộ luật Lao động, HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ, trước khi nhận NLĐ vào làm việc thì NSDLĐ phải giao kết HĐLĐ với NLĐ. Hiện nay, có 02 loại hình HĐLĐ để NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận, ký kết, đó là HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn.

Bảng 1: Tương quan về loại hình HĐLĐ được ký kết

giữa các loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: Phần trăm

Tiêu chí

Tính chung

Theo ngành sản xuất

Sản xuất điện tử

Sản xuất, lắp ráp cơ khí

Sản xuất, in ấn bao bì

- Không ký hợp đồng

4.3

3.3

5.9

5.5

- Từ 12 tháng đến 36 tháng

45.1

46.9

43.5

42.2

- Dưới 12 tháng

11.2

9.9

15.3

11.0

- Không xác định thời hạn

37.8

39.1

29.4

41.3

- Không biết

1.6

0.8

5.9

0.0

Tổng

100

100

100

100

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của đề tài.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ NLĐ ký kết loại hình HĐLĐ xác định thời hạn ở đây rất cao, chiếm 56.3%, trong khi loại hình HĐLĐ không xác định thời hạn chỉ chiếm có 37.8%. Trong số những người ký kết HĐLĐ xác định thời hạn, loại hợp đồng có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm được doanh nghiệp ký nhiều nhất, với 45.1%.

Đáng chú ý, vẫn có đến 4.3% người trả lời cho biết mình không ký HĐLĐ với doanh nghiệp. Đặc biệt hơn nữa, có 1.6% số người trả lời cho biết mình không biết việc có ký HĐLĐ với doanh nghiệp hay không. Điều này cho thấy, tuy chiếm một tỷ lệ không nhiều nhưng vẫn có một bộ phận NLĐ không coi trọng việc ký kết HĐLĐ. Có thể những NLĐ này không nắm bắt được hết tầm quan trọng của HĐLĐ. Chính vì thế, Công đoàn cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tuyên truyền để NLĐ hiểu biết về tầm quan trọng của việc ký kết HĐLĐ, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong việc ký kết HĐLĐ.

Xét mối tương quan giữa loại hình hợp đồng với tính chất công việc, ở lĩnh vực sản xuất, in ấn bao bì được doanh nghiệp ký HĐLĐ không xác định thời hạn chiếm tỷ lệ cao nhất, với 41.3%, trong khi nhóm doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, tỷ lệ này chỉ chiếm 39.1% và nhóm doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp cơ khí, chiếm 29.4%. Còn đối với loại hình hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, ở nhóm doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử lại chiếm tỷ lệ cao hơn, với 46.9%; tiếp đến là nhóm doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp cơ khí và sản xuất, in ấn bao bì, lần lượt là 43.5% và 42.2%.

Có thể thấy, tùy thuộc vào tình chất công việc, quy mô doanh nghiệp, NSDLĐ lựa chọn loại hình ký HĐLĐ với NLĐ cho phù hợp.

Bảng 2: Tương quan về thực hiện công việc theo HĐLĐ

giữa các loại hình doanh nghiệp

Tiêu chí

Tính chung

Theo ngành sản xuất

Sản xuất điện tử

Sản xuất, lắp ráp cơ khí

Sản xuất, in ấn bao bì

- Không làm đúng công việc

3.9

3.3

4.7

4.6

- Làm đúng công việc

84.4

84.8

82.4

85.3

- Thỉnh thoảng làm công việc khác

11.7

11.9

12.9

10.1

Tổng

100

100

100

100

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của đề tài.

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy, trong quá trình thực hiện HĐLĐ, hầu hết các bên đều cơ bản tuân thủ công việc phải làm theo hợp đồng đã ký kết, điều này góp phần ổn định về QHLĐ trong doanh nghiệp. Có đến 84.4% số người trả lời cho rằng mình được làm đúng công việc theo HĐLĐ, 11.7% nhận xét thỉnh thoảng phải làm công việc khác, 3.9% không làm đúng công việc. Kết quả này phản ánh đúng thực tế diễn ra, khi những năm vừa qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nên phần nào ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ.

2. Vai trò của Công đoàn tham gia ký kết HĐLĐ tại doanh nghiệp

Theo quy định, CĐCS có trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn cho NLĐ về quyền, nghĩa vụ của NLĐ khi giao kết, thực hiện HĐLĐ, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động. Như vậy, CĐCS có vai trò rất quan trọng trong việc giúp đỡ NLĐ thỏa thuận với NSDLĐ về công việc, thời hạn của hợp đồng, mức lương mình được hưởng, chế độ nâng bậc, nâng lương, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trang bị bảo hộ lao động, điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi khác để NLĐ lựa chọn. Nhằm tìm hiểu vấn đề này, tác giả đã đưa ra các tiêu chí khác nhau, với mức độ từ thấp đến cao để NLĐ nhận xét, đánh giá.

Bảng 3: Công đoàn hỗ trợ NLĐ ký kết HĐLĐ tại doanh nghiệp

Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát của đề tài.

Tỉ lệ NLĐ nhận xét, đánh giá về mức độ của cán bộ công đoàn trong tham gia, hỗ trợ NLĐ khi ký kết HĐLĐ tại doanh nghiệp là tương đối tốt, khi có đến 41.9% số người được hỏi cho rằng công đoàn thường xuyên tham gia ký kết HĐLĐ; 28.6% nhận xét là thỉnh thoảng; 6.9% đánh giá là rất thường xuyên. Mức độ nhận xét cũng có sự khác nhau giữa các ngành nghề trong cùng KCN. Chẳng hạn, trong số những người có câu trả lời là “Thường xuyên”, chiếm phần lớn thuộc về đối tượng khảo sát tại nhóm doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất, lắp ráp cơ khí với tỷ lệ 45.9%, so với loại hình doanh nghiệp còn lại là 42.2% và 40.3%. Đối với đáp án “Thỉnh thoảng”, nhóm doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử chiếm tỷ lệ cao hơn, 31.7% so với 25.7% và 23.5%.

Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động
Thông qua hợp đồng mà quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động được thiết lập và xác định rõ ràng. Trong ảnh: Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Canon Việt Nam (KCN Bắc Thăng Long, TP. Hà Nội). Ảnh: Duy Linh.

Kết luận và bàn luận

Nhìn chung, trong quá trình ký kết, thực hiện HĐLĐ xét theo các loại hình doanh nghiệp không có sự khác biệt mấy, hầu hết các bên đã cơ bản tuân thủ văn bản đã ký kết, điều này góp phần ổn định về QHLĐ trong doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, CĐCS tại doanh nghiệp đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc giúp đỡ, hướng dẫn NLĐ giao kết HĐLĐ với NSDLĐ, tạo uy tín với tổ chức Công đoàn.

Ký kết Quy chế phối hợp công tác để phát huy hiệu quả vai trò của Công đoàn Ký kết Quy chế phối hợp công tác để phát huy hiệu quả vai trò của Công đoàn

Để phát huy hiệu quả vai trò của tổ chức Công đoàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND tỉnh Thừa ...

Đổi mới các hình thức tập hợp nữ đoàn viên, người lao động Đổi mới các hình thức tập hợp nữ đoàn viên, người lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức tọa đàm “Ban Nữ công Công đoàn các cấp với vấn đề chăm lo việc làm, đời sống ...

Trọng tâm của công tác công đoàn trong an toàn, vệ sinh lao động Trọng tâm của công tác công đoàn trong an toàn, vệ sinh lao động

Sau 25 năm thực hiện Bộ luật Lao động, qua hơn 08 năm triển khai Chỉ thị số 29 của Ban Bí thư Trung ương ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm