Hoạt động Công đoàn

Đổi mới các hình thức tập hợp nữ đoàn viên, người lao động

PV
Tác giả: PV
Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức tọa đàm “Ban Nữ công Công đoàn các cấp với vấn đề chăm lo việc làm, đời sống của người lao động hiện nay”. Đồng chí Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì tọa đàm.
Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay Hàng trăm tỉ đồng chăm lo đoàn viên, người lao động năm 2021
Đổi mới các hình thức tập hợp nữ đoàn viên, người lao động
Đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì tọa đàm. Ảnh: NGỌC TÚ

Tọa đàm được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với sự tham gia của 40 điểm cầu tại LĐLĐ tỉnh, thành phố, 10 Công đoàn ngành Trung ương và tương đương.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương cho biết, bên cạnh việc tích cực tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, các cấp Công đoàn đã chủ động tham gia với cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện các chế độ, chính sách cho người lao động. Đồng thời tham gia với người sử dụng lao động về áp dụng đúng chính sách, tạo việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng đời sống cho lao động nữ.

Các cấp Công đoàn đã tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với lao động nữ trong các thành phần kinh tế; tham gia thương lượng, xây dựng thỏa ước lao động tập thể có nhiều chính sách có lợi hơn đối với lao động nữ so với các quy định của pháp luật....

Đặc biệt, các cấp Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng một số chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp tới lao động nữ, bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, giai đoạn 2021 - 2030, chính sách dân số và phát triển,...

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận 4 nội dung: Vai trò của Ban Nữ công Công đoàn các cấp trong tham mưu xây dựng chính sách đối với lao động nữ và con công nhân, viên chức, lao động; kết quả việc chăm lo đời sống, việc làm góp phần hỗ trợ lao động nữ ổn định việc làm, thu nhập, khắc phục khó khăn do dịch Covid-19; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo tinh thần Nghị định 105 của Chính phủ về Chính sách phát triển giáo dục mầm non và Nghị định 145 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động; các chính sách chăm lo, hỗ trợ người lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nói chung, lao động nữ nói riêng. Đồng thời đề xuất, kiến nghị và các giải pháp nhằm phối hợp triển khai có hiệu quả công tác chăm lo việc làm, đời sống của lao động nữ hiện nay.

Đổi mới các hình thức tập hợp nữ đoàn viên, người lao động
Nữ công nhân Công ty Hệ thống dây dẫn Sumi-Hanel (Hà Nội). Ảnh chụp trước tháng 4/2021

Tiếp sức cho lao động nữ vượt khó

Đồng chí Bùi Ngọc Lan - Chủ tịch Công đoàn Công ty Hệ thống dây dẫn Sumi-Hanel (Hà Nội) cho biết, công ty có gần 5.500 lao động nữ (chiếm 60% tổng số lao động) nên vai trò của Ban Nữ công rất quan trọng.

Năm 2021, TP Hà nội thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 24/7. Trong thời gian này, Ban Nữ công đã tham mưu trích từ quỹ phúc lợi của công ty và Công đoàn mua mì tôm, dầu ăn và gạo gửi đến đoàn viên, người lao động.

“Bình thường, gạo và mì tôm nhà nào cũng có nhưng khi thực hiện giãn cách xã hội việc mua bán khó khăn. Nhận được thùng mì tôm, ai cũng rưng rưng cảm động. Việc làm nhỏ nhưng mang lại nhiều niềm vui lớn. Chúng tôi thực sự hạnh phúc!” - Chủ tịch Công đoàn Công ty Hệ thống dây dẫn Sumi-Hanel bày tỏ.

Công ty CP Teakwang Vina (tỉnh Đồng Nai) có 39.054 công nhân, lao động, trong đó lao động nữ là 33.429 người (chiếm trên 85%). Công đoàn chủ động đề xuất, thương lượng nhiều chương trình có lợi cho người lao động, nhất là lao động nữ. Tiêu biểu như: Xây dựng phòng khám đa khoa trong khu vực nhà máy để khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế cho người lao động; hằng năm khám sức khỏe sinh sản cho hơn 4.000 lao động nữ. Công ty xây dựng Trường Mầm non Thái Quang (tổng chi phí hơn 50 tỷ đồng), hỗ trợ 60% chi phí vận hành hằng tháng giúp con công nhân được thụ hưởng các chương trình đào tạo tiêu chuẩn cao với chi phí thấp.

Công đoàn còn thương lượng thêm chế độ phúc lợi như: Hằng tháng, lao động nữ mang thai được phát sữa tới khi sinh con, lao động nữ nuôi con nhỏ được hỗ trợ 100 nghìn đồng/cháu/tháng tới khi con đủ 6 tuổi…

Đổi mới các hình thức tập hợp nữ đoàn viên, người lao động
Cán bộ Công đoàn tỉnh Long An mang sữa cho gia đình công nhân lao động đang cách ly. Ảnh: Nguyễn Nga.

Đồng chí Phạm Thị Quyên - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An cho biết, trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, Long An phải giãn cách xã hội gần 4 tháng. Có khoảng 96.000 lao động nữ bị tạm hoãn hợp đồng lao động, mất việc làm, không có thu nhập. 65.000 lao động nữ tham gia làm việc "3 tại chỗ" ở doanh nghiệp, phải gửi con cho gia đình trông nom.

LĐLĐ tỉnh đã triển khai “Chuyến xe nghĩa tình - Phần quà kết nối yêu thương” trao 175.000 phần quà cho công nhân, lao động ở các khu nhà trọ; Chương trình "Trao sữa yêu thương - Ấm tình Công đoàn” trao 6.000 suất quà cho con công nhân, lao động trong độ tuổi từ 0 đến 3 tuổi và 1.200 suất quà cho nữ công nhân, lao động đang mang thai tại các nhà trọ...

Nâng cao vai trò, vị thế công tác Nữ công

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thành lập Ban cán sự Phụ nữ Lao động (tiền thân của Ban Nữ công ngày nay) vào tháng 2/1949. Trải qua 73 năm hình thành và phát triển, Ban Nữ công đã khẳng định được vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi và chăm lo cho lao động nữ.

Tuy nhiên, hệ thống Nữ công Công đoàn các cấp đang đứng trước những thách thức lớn, đó là lực lượng lao động nữ ngày một gia tăng trong khi bộ máy tổ chức hoạt động và cán bộ được sắp xếp tinh gọn. Hoạt động Nữ công không chuyển biến nhanh sẽ khó hấp dẫn đoàn viên, nữ công nhân, viên chức, lao động.

Theo đồng chí Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cán bộ Nữ công phải nhiệt tình, năng động, phải biết cách chăm sóc bản thân, gia đình, phải đẹp về nhân cách, trí tuệ, tâm hồn, cách ứng xử, biết hi sinh vì cái chung...

“Làm cán bộ Nữ công Công đoàn không khó nhưng để làm giỏi thì rất khó, nhất là trong bối cảnh người lao động ngày càng văn minh, hiện đại” - ông Ân khẳng định.

Kết luận tại tọa đàm, đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Ban Nữ công Công đoàn các cấp tiếp tục đổi mới, đa dạng hình thức tập hợp nữ đoàn viên, người lao động, nhất là trong bối cảnh có nhiều tác động bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và dịch bệnh Covid-19. Đồng thời chủ động nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tiếp nhận thông tin phản ánh từ đoàn viên, người lao động. Từ đó kịp thời kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết những bức xúc, khó khăn về đời sống, việc làm của nữ đoàn viên, người lao động, tập trung các vấn đề liên quan đến đặc thù của lao động nữ nhất là ở những doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Nỗi lo của công nhân F0 điều trị cách ly tại khu trọ Nỗi lo của công nhân F0 điều trị cách ly tại khu trọ

Số ca mắc Covid-19 tại các khu công nghiệp liên tục tăng cao khiến công nhân F0 lo lắng khi phải điều trị tại khu ...

Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay Xây nhà ở cho công nhân khó khăn: Công đoàn và công nhân cùng chung tay

Nói về hoạt động góp tiền giúp đồng nghiệp khó khăn do Công đoàn phát động, chị Nguyễn Thị Màu - Tổ trưởng tổ Chặt ...

Tìm giải pháp để Công đoàn tham gia phục hồi thị trường lao động Tìm giải pháp để Công đoàn tham gia phục hồi thị trường lao động

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu vừa chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình lao động và giải pháp ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm