Hoạt động Công đoàn

Nhận diện điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam

PGS. TS. Vũ Quang Thọ - Trường Đại học Lương Thế Vinh
Nhận diện điểm mạnh cũng là dịp chúng ta khẳng định những đóng góp của Công đoàn Việt Nam (CĐVN) vào những kỳ tích của dân tộc. Đó là vốn quý để chúng ta vững bước tiếp, hiện thực hóa khát vọng của hàng triệu công nhân lao động (CNLĐ) và Nhân dân về việc xây dựng một đất nước hùng cường, như tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng ...

Điểm mạnh thứ nhất

Công đoàn hiện là một khối. Chỉ có một tổ chức là CĐVN, thành viên của hệ thống chính trị ở Việt Nam. Không có cạnh tranh với tổ chức khác vì đại bộ phận CNLĐ đều chỉ biết đến tổ chức CĐVN, gắn bó máu thịt với CĐVN, chia sẻ lợi, quyền trong tổ chức CĐVN. Chúng tôi cho rằng, đây là điểm thuận lợi nhất trong tất cả những thuận lợi của quá trình tồn tại và hoạt động của CĐVN.

Nhận diện điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2018-2023. Ảnh: baochinhphu.vn

Hiện CĐVN đang quản lý và điều phối khoảng 14 triệu CNLĐ, trong đó có 10,5 triệu là đoàn viên trong tổng số 17 triệu lao động chính thức. Tổ chức đại diện người lao động (NLĐ), mặc dù chỗ này, chỗ kia đã từng bước hình thành ở Việt Nam, hoặc đã manh nha xuất hiện, nhưng chưa hội đủ cơ sở pháp lý, có các văn bản dưới luật dẫn dắt, hướng hành động theo một khuôn khổ chính thức. Vì vậy, về luật, hiện nay cũng chỉ có một tổ chức CĐVN - thành viên trong hệ thống chính trị, huy động, đoàn kết những NLĐ mưu lợi ích cho CNLĐ Việt Nam. Và hơn 10 triệu công nhân vẫn ngày đêm lao động quên mình, ngày đêm chiến đấu và hy sinh, vì lợi quyền của dân tộc Việt Nam - trong đó có quyền và lợi ích của chính mình.

CĐVN đã có gần 100 năm sánh cùng lịch sử vẻ vang của dân tộc, lớn mạnh cùng với sự phát triển của đất nước, đã có nhiều thế hệ lãnh đạo của CĐVN hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, lao động. Các thế hệ cán bộ CĐVN tiếp tục trưởng thành trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, chống mọi kẻ thù của dân tộc và những thế lực đen tối, mưu đồ làm suy yếu Việt Nam, làm suy yếu những thành quả của cách mạng mà lớp lớp những chiến sỹ cách mạng đàn anh đã chiến đấu, hy sinh, đã phấn đấu quên mình.

Nhận diện điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Nguyễn Đình Khang và Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Trần Văn Thuật (bên phải) tham gia Hội nghị đánh giá tình hình thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, khu vực phía Bắc tại Hà Nội, tháng 5/2022. Ảnh: HÀ ANH.

Điểm mạnh thứ hai

CĐVN được tổ chức khá chặt chẽ, từ cấp cơ sở đến cấp cao nhất. Tất cả đoàn viên công đoàn đều thống nhất tuân thủ điều lệ của tổ chức Công đoàn, đó là công đoàn được tổ chức theo 04 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương; cấp quận, huyện, thị, khu công nghiệp và cấp cơ sở. Mọi hoạt động của công đoàn đều diễn ra ở cấp cơ sở, nơi được xem là nền tảng vững chắc của CĐVN, nơi thực hiện các Nghị quyết công tác của công đoàn, nơi hiện thực hóa các chức năng của tổ chức CĐVN, nơi CNLĐ chia sẻ tình cảm yêu thương trong tổ chức của mình; cũng là nơi thể hiện trách nhiệm xây dựng tổ chức vững mạnh, nơi vừa thể hiện, vừa đo đếm, xác nhận thành tích của CNLĐ và ghi nhận những đóng góp của mỗi người với tổ chức của mình.

Một nguyên tắc được tập thể CNLĐ thống nhất là, cấp trên phục vụ cấp dưới; phục vụ những lợi ích căn bản của cấp dưới. Vì thế CĐVN là một khối đoàn kết, vững chắc. Lợi ích là cụ thể, rõ ràng, không có quyền lợi trừu tượng, chung chung. Quyền lợi luôn trả lời câu hỏi: Của ai? Về cái gì? Ai hưởng? Cũng vậy, CĐVN đan kết mọi sức mạnh của từng đoàn viên riêng rẽ, thành sức mạnh to lớn của số đông, của tổ chức. Một đôi đũa thì sức mạnh còn hạn chế, còn nhỏ hẹp; nhưng cả bó đũa, có thể tạo nên sức mạnh to lớn, là bức thành đồng vững chắc. Đó chính là: “Chúng chí thành thành”.

Kỷ luật của tổ chức cũng là tối thượng. Nhiều tấm gương trung liệt trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, từ đánh Pháp đến đánh Mỹ, đánh kẻ thù phương Bắc, bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, đã ghi nhận ý chí sắt đá và kỷ luật vô biên của tổ chức CĐVN. Thiếu kỷ luật, tổ chức Công đoàn có thể tan rã.

Nhận diện điểm mạnh trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam

Hiện, Công đoàn Việt Nam đang quản lý hơn 10,5 triệu đoàn viên công đoàn. Trong ảnh: Trao quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Superemech Đà Nẵng. Ảnh: PHƯƠNG TRÀ.

Điểm mạnh thứ ba

Tổ chức CĐVN hiện sở hữu và quản lý nguồn lực tài chính tập trung.Nguồn lực tài chính công đoàn, trước hết là từ đoàn phí của các thành viên trong tổ chức, đóng góp hằng tháng, hằng năm - gọi chung là đoàn phí của đoàn viên công đoàn. Mức thu đoàn phí hiện là 1% của mức lương hằng tháng. Mặc dù lương của công nhân là không cao, nên phần đóng góp của họ, dưới hình thức đoàn phí khá khiêm tốn. Những NLĐ và chủ sử dụng lao động (các chủ doanh nghiệp, những trung tâm thuê sử dụng lao động và tất cả những tổ chức có sử dụng lao động) phải đóng góp thêm 2% trên tổng quỹ lương. Đây là khoản thu khá lớn của công đoàn đã được quy định trong luật.

Những khoản thu này của công đoàn được sử dụng để phục vụ lợi ích thiết thực, hợp lý của CNLĐ. Đó là những khoản chi về ma chay, hiếu hỷ cho NLĐ, hỗ trợ NLĐ khi họ gặp khó khăn, hỗ trợ hoạt động từ tổ công đoàn, đến các cấp công đoàn… Cũng đã có không ít ý kiến, đặt vấn đề về tính hợp lý, cần thiết trong việc sử dụng quỹ 2% phí công đoàn. Nhưng theo tác giả bài viết, đây là khoản thu cần thiết, hợp pháp (vì luật quy đinh) và phục vụ lợi ích của NLĐ, của công đoàn.

Theo dõi trong vài ba năm gần đây, không thấy những vi phạm, liên quan đến tài chính công đoàn - mặc dù đây là lĩnh vực khá nhạy cảm, dễ làm sa ngã cán bộ nhất. Hình như mỗi người trong tổ chức đều cảm nhận, đây là nguồn quỹ của NLĐ, do NLĐ đóng góp và bảo vệ, nên cần các cơ quan công quyền chung tay, cùng bảo vệ, giữ gìn?. Nguồn tài chính công đoàn ngoài việc để công đoàn trang trải cho một số hoạt động lớn: Quỹ xây dựng và bảo vệ Trường Sa; những khoản chi đã giúp cho nhiều mảnh đời khó khăn của NLĐ, giải quyết những nhu cầu cấp bách trước mắt. Cũng cần nói thêm rằng, đây là nguồn quỹ tài chính tập trung lớn được gây dựng, hình thành và tập trung trong tay tổ chức Công đoàn, được bảo hộ bằng luật pháp, và việc chi dùng, sử dụng hoàn toàn tuân thủ quy định của pháp luật. Nguồn quỹ này tương đối bảo đảm cho tổ chức Công đoàn có thể trang trải cho các hoạt động, vì lợi ích NLĐ.

Thúc đẩy thương lượng tập thể ngành, tăng quyền lợi cho người lao động Thúc đẩy thương lượng tập thể ngành, tăng quyền lợi cho người lao động

Ngày 22.10, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội ...

Nhận diện yếu tố tác động mạnh nhất đến kinh tế, lạm phát toàn cầu tuần tới Nhận diện yếu tố tác động mạnh nhất đến kinh tế, lạm phát toàn cầu tuần tới

Diễn biến lạm phát tại Mỹ cũng như nhiều nước khác chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng quan trọng lên định hướng chính sách ...

Kiểm tra, chấm điểm, phân loại chất lượng hoạt động công đoàn năm 2022 Kiểm tra, chấm điểm, phân loại chất lượng hoạt động công đoàn năm 2022

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của LĐLĐ tỉnh Bắc Giang đã kiểm tra, chấm điểm, phân loại hoạt động công đoàn năm 2022 tại LĐLĐ ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm