LĐLĐ tỉnh, Sở và Công đoàn ngành Công thương Hà Tĩnh chúc mừng các doanh nghiệp |
![]() |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại hội thảo. Ảnh: BẢO HÂN |
Các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN: Trần Văn Thuật, Ngọ Duy Hiểu; Viện trưởng Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) Phạm Thị Hoàng Hà chủ trì.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - nêu lên những khó khăn trong hoạt động của công đoàn ngành, như: Công đoàn ngành trung ương chỉ đạo công đoàn ngành địa phương còn gặp khó khăn, vì công đoàn ngành địa phương trực thuộc công đoàn địa phương, không trực thuộc công đoàn ngành trung ương; trong một ngành nhưng có rất nhiều nghề...
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, đóng góp nhiều ý kiến, trong đó nêu lên thực tế hoạt động của các công đoàn ngành hiện nay; đề xuất giải pháp, kiến nghị về đổi mới mô hình tổ chức, hoạt động của công đoàn ngành.
Bà Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) cho rằng, đã đến thời điểm Công đoàn Việt Nam cần đổi mới mô hình tổ chức để hoạt động công đoàn mang tính chuyên sâu, bao gồm cả hoạt động về xây dựng chính sách cũng như thương lượng tập thể.
Theo bà Phạm Thị Thu Lan, các công đoàn địa phương cần cấu trúc lại các công đoàn thành viên của mình theo ngành nghề và hoạt động trọng tâm vào thúc đẩy thương lượng tập thể ngành địa phương. Chương trình hoạt động của công đoàn địa phương sẽ được xây dựng nên từ các công đoàn ngành thành viên. Sau đó, Tổng LĐLĐVN cần đóng vai trò liên kết để các công đoàn ngành địa phương liên kết thành công đoàn ngành toàn quốc và thúc đẩy thương lượng thoả ước tập thể ngành toàn quốc. Thỏa ước ngành toàn quốc và thỏa ước ngành địa phương sẽ hỗ trợ cho công đoàn cơ sở thương lượng mức cao hơn phù hợp với tình hình đơn vị…
Ông Trần Quang Huy - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam - cho rằng, cần phải thiết kế được mô hình phát huy được hiệu quả của 2 hệ thống (công đoàn ngành và công đoàn địa phương) để thực hiện nhiệm vụ chung của tổ chức Công đoàn; phục vụ tốt cho đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở…
Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Thuật cho biết, Tổng LĐLĐVN tiếp thu, nghiên cứu 9 vấn đề mới được đặt ra qua các tham luận, trong đó có khẳng định yếu tố quyết định sự tồn tại của công đoàn ngành là phải làm được việc đại diện cho đoàn viên trong ngành, thuộc ngành và thông qua thoả ước lao động tập thể ngành; đề xuất công đoàn cơ sở được lựa chọn công đoàn cấp trên; đề xuất mô hình công đoàn ngành theo vùng, không theo công đoàn ngành địa phương…
Kết quả của hội thảo là căn cứ khoa học để sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Luật Công đoàn năm 2012.
![]() Từ ngày 1/7, Công ty TNHH NY Hoa Việt điều chỉnh lương và các khoản phụ cấp cho người lao động (NLĐ). |
![]() Năm 2008, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ... |
![]() Bắt buộc phải trả lương cho người lao động bằng tiền nhưng đối với thưởng, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép công ty ... |
![]() Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
