![]() |
Nhà giáo và những nguy cơ mất an toàn không còn là cảnh báo mà đã trở thành hiện tượng không hiếm. Trong ảnh, nhà giáo Đặng Minh Thủy, giáo viên Trường trung học cơ sở Tân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An bị người nhà học sinh đánh dập sống mũi phải nhập viện. Ảnh news.zing.vn |
Nhà giáo và những nguy cơ mất an toàn, tiếc thay, đã trở thành chuyện diễn ra khá thường xuyên.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói đại ý, nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo. Nhà giáo còn được ví như những người lái con đò tri thức, chở hết thế hệ này đến thế hệ khác qua sông. Họ có công đầu trong việc xây dựng, gìn giữ, chấn hưng nền văn minh và là nền tảng cho sự phát triển. Thực tế, người Việt là một dân tộc xưa nay trọng chữ nghĩa, luôn xếp nhà giáo ở thang bậc cao trong xã hội với lòng biết ơn và sự tôn vinh.
Nhưng nhà giáo, nghề giáo vẫn luôn phải đối mặt với những nguy có mất an toàn. Đứng lâu, đứng nhiều, họ dễ mắc các bệnh xương khớp; nói nhiều họ dễ mắc các bệnh nghề nghiệp mà phổ biến là bị viêm dây thanh, bị khàn tiếng; bị viêm phổi mạn tính và tỷ lệ mắc lao cao hơn hẳn các ngành nghề khác. Nghiêm trọng hơn, nhà giáo còn bị phụ huynh học sinh và chính học sinh chửi mắng, đánh đập. Những áp lực trong công việc, áp lực thành tích cũng khiến họ dễ bị trầm cảm, stress, thậm chí dẫn đến tâm thần, tự tử.
![]() |
Nhà giáo và những nguy cơ mất an toàn, đó là rất nhiều tình huống hiểm nguy không lường hết. Trong ảnh: Giáo viên Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Thượng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình đưa xe máy lên đò vượt lũ đến trường. Ảnh giaoducthoidai.vn |
Ngày 20/11 hàng năm được nhà nước ta chính thức chọn là Ngày Nhà giáo việt Nam. Đây là dịp để toàn xã hội tôn vinh, tri ân những nhà giáo và người làm công tác giáo dục. Hoa tươi là mặt hàng bán chạy trong dịp này. Các thế hệ học sinh - mà có ai không từng là học sinh - nô nức đến chức mừng, cảm ơn, khắc ghi công lao của nhà giáo. Đó là một hình ảnh rất đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo được trân trọng tiếp nối từ xa xưa.
Song, vẫn còn không hiếm những hành vi làm tổn hại nhân phẩm, thân thể nhà giáo; xúc phạm những người hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp trồng người. Chỉ cần gõ Google dòng chữ “Côn đồ hành hung giáo viên”, chưa đến 1 giây, công cụ tìm kiếm này cho ra 12.700.000 kết quả. Có thể kể: Ngày 20/10/2016, một nhóm 3 thanh niên đến tận Trường Trung học cơ sở xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, Thái Bình hành hung thầy giáo Bùi Đình Nhưng; ngày 15/3/2018, cô giáo kiêm kế toán Trường Mầm non tư thục Hoa Mai Lê Thúy Hằng ở thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp bị phụ huynh hành hung phải nhập viện trong trạng thái hoảng loạn; ngày 17/12/2018, học sinh Nguyễn Nhật Phi dùng cây sắt đánh thầy Lê Quang Khanh, Trường Trung học cơ sở Trần Quang Diệu, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định khiến thầy phải đi cấp cứu; hay cũng trong năm 2018, một cô giáo tiểu học ở Long An bị phụ huynh học sinh bắt quỳ gối xin lỗi vì “dám phạt” học sinh...
![]() |
Nhà giáo và những nguy cơ mất an toàn, đó là những tai nạn đến từ cả sập trần, tường phòng học. Trong ảnh, vụ sập sàn phòng học oqr Trường Trung học cơ sở và Trung học phhoor thông Đống Đa, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Ảnh vnexpress.net |
Những vụ việc như vậy đã và sẽ bị pháp luật trừng trị đích đáng; nhưng chúng để lại nỗi bất an, ám ảnh cho các nhà giáo và toàn xã hội. Nhà giáo vẫn phấp phỏng trong mỗi giờ lên lớp; những người có lương tri vẫn lo âu về sự xuống cấp đáng báo động của đạo đức xã hội, đạo đức học đường. Nếu ngay cả trường học, môi trường trong trẻo, thánh thiện nhất; nếu những nhà giáo, những người làm nghề cao quý nhất còn phải đối mặt với những hiểm nguy hàng ngày thì đó là vấn đề không nhỏ.
Hãy biết ơn các nhà giáo và những người làm giáo dục. Hãy hành động vì một môi trường an toàn cho nhà giáo. Đó là trách nhiệm của tất cả chúng ta, của tất cả mọi người, vì tương lai của đất nước và con em chúng ta.
![]() Khu vực Bắc Bộ dự báo có nắng ấm, đêm và sáng sớm trời lạnh trong ngày 16/11. |
![]() Mềm mại, thông minh, tinh tế, và hào hoa, đó là những từ có thể hình dung về 'đôi chân pha lê' Nguyễn Tuấn Anh, ... |
![]() Hiện trên toàn thế giới có hơn 14 triệu người đang luyện tập yoga và số người phải phẫu thuật chỉnh hình, vật lí trị ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
