![]() |
Nghệ An phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5% vào cuối năm 2025 (Ảnh minh họa: Báo Nghệ An) |
Theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Nghệ An phấn đấu đào tạo 329.400 lượt người, gồm các cấp trình độ: cao đẳng 26.300 người; trung cấp 48.500 người; sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng 254.600 người.
Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp bình quân chung đạt 80,9% (trình độ cao đẳng 96,1%, trung cấp đạt 95,4%, sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 77,1%).
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 31% vào cuối năm 2025 (riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đạt 64,1%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 23,5%).
UBND tỉnh Nghệ An cũng phấn đấu khoảng 75% chương trình ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia...
Đến năm 2030, phấn đấu đào tạo cho khoảng 329.700 lượt người, gồm các cấp trình độ: cao đẳng 31.950 người (tăng 21,48% so với giai đoạn 2021 - 2025); trung cấp 57.750 người (tăng 19,07%); sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng 240.000 người (giảm 5,73%).
Tỷ lệ có việc làm sau tốt nghiệp bình quân chung đạt 83,3%; trong đó: Trình độ cao đẳng 98,4%; trung cấp đạt 97,5%; sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đạt 78,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 77%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 37,8% vào cuối năm 2030 (riêng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 70%, trong đó có văn bằng, chứng chỉ đạt 31,5%).
Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông, gắn với khảo sát, thống kê nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động. Bên cạnh đó, tích cực đẩy mạnh gắn kết giữa cơ quan nhà nước, cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, giữa đào tạo và thị trường sử dụng lao động.
UBND tỉnh Nghệ An cũng yêu cầu đưa chỉ tiêu nhiệm vụ tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và chỉ tiêu phân luồng học sinh phổ thông vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và gắn với đánh giá kết quả thực hiện của từng đơn vị, cá nhân người đứng đầu.
Tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm gắn tuyển sinh đào tạo với tuyển dụng lao động sau đào tạo. Chú trọng đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm định, đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đạo tạo. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sai phạm trong công tác đào tạo phát triển nhân lực có kỹ năng nghề trên địa bàn tỉnh...
![]() Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 11 tỉnh và thành phố, trong đó có Thủ đô Hà Nội, chiếm 6,3% diện tích và 23,7% ... |
![]() Mặc dù chấp thuận thêm 2 yêu cầu của người lao động nhưng Nhà máy Giày Tam Cường, Công ty TNHH Đỉnh Vàng vẫn phải ... |
![]() Rời quê hương ra thành phố lập nghiệp, hầu hết công nhân, người lao động đều mong mua được nhà ở xã hội với giá ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
