Chính điều này cần thiết phải có một thiết chế phù hợp để đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mặt khác, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế quốc tế nhất là tham gia ngày càng tích cực vào các hiệp định đối tác thương mại tự do tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, những cơ hội này đi đôi với những thách thức. Đó chính là những cam kết về lao động quy định trong các hiệp định đối tác thương mại tự do mà Việt Nam tham gia. Do vậy, Công đoàn Việt Nam cần thiết phải có những điều chỉnh, đổi mới tổ chức và hoạt động của mình để đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra trong quá trình đổi mới này.
![]() |
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về các nội dung phối hợp thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, tháng 5/2022. Nguồn: danvan.vn |
Sự cần thiết phải có những điều chỉnh
Tên của Nghị quyết thể hiện rất rõ nội dung của Nghị quyết. “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Đổi mới tổ chức đi đôi với đổi mới hoạt động công đoàn. Đổi mới tổ chức đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Đổi mới tổ chức nhằm tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh của tổ chức trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đổi mới hoạt động gắn liền với chức năng nhiệm vụ của công đoàn trong bối cảnh mới. Tổ chức Công đoàn, đặc biệt là cấp công đoàn cơ sở phải coi trọng chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng người lao động. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường, công đoàn hình thành, tồn tại và phát triển là do người lao động có nhu cầu được bảo vệ quyền lợi của họ. Một khi nhu cầu này được đáp ứng thì người lao động sẽ tích cực tham gia tổ chức Công đoàn và ngược lại nếu nhu cầu này không được đáp ứng thì họ sẽ xa rời công đoàn truyền thống, tìm những cách thức khác bao gồm cả vấn đình công tự phát… để bảo đảm quyền lợi của mình. Điều này được chứng minh trong suốt tiến trình lịch sử của xã hội. Theo thống kế, kể từ năm 1994 đến nay Việt Nam có hơn 6.500 cuộc đình công tự phát, không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo đã xảy ra ở các doanh nghiệp trên trên phạm vi cả nước.
Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 02 về “Đổi mới tổ chức, hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã khẩn trương xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 02 ngày 20/7/2021 để thực hiện Nghị quyết này của Bộ Chính trị. Đồng thời tổ chức học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện. Hơn một năm triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW và Chương trình số 02/Ctr-BCH, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của Nghị quyết được quán triệt nhất quán; công tác xây dựng chương trình, kế hoạch hành động được triển khai kịp thời, đầy đủ; công tác tổ chức học tập quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW tại các địa phương, ngành được tổ chức bài bản, bước đầu đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, nhất là trong bối cảnh vừa phòng chống đại dịch Covid-19, vừa duy trì ổn định kinh tế. Hoạt động của các cấp công đoàn đã có nhiều đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, tập trung hơn vào các nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng cao.
![]() |
Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị do Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng tổ chức. Ảnh: LĐLD Sóc Trăng. |
Tạo động lực để công nhân gắn bó với tổ chức Công đoàn
Nhiều địa phương có cách làm hay trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 02, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn tại Bình Dương, nhân tháng công nhân, Công đoàn tỉnh đã tham mưu kịp thời để đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến thăm, gặp gỡ với công nhân tại các khu công nghiệp. Điều này góp phần tạo ra động lực để công nhân gắn bó với tổ chức công đoàn cơ sở, gắn bó với doanh nghiệp. Họ thấy được sự quan tâm thực sự của Đảng và Nhà nước đối với đời sống người lao động, họ cũng cảm nhận được Nghị quyết 02 của Đảng đang được triển khai tích cực. Mặt khác, thông qua những cuộc thăm làm việc với công nhân như vậy đã có những tác động tích cực đến nhận thức của các chủ doanh nghiệp, làm thay đổi suy nghĩ của họ đối với tổ chức công đoàn cơ sở hiện nay theo hướng tích cực hơn. Một số công đoàn cơ sở cũng có những cách thức nắm bắt thông tin mới, thông qua các ứng dụng công nghệ như lập các nhóm zalo theo từng tổ công đoàn và từ đó mọi thông tin được truyền tải kịp thời đến tổ trưởng công đoàn, đến từng đoàn viên công đoàn. Nhờ có cách làm này mà mọi ý kiến khúc mắc liên quan đến quyền lợi công nhân được giải đáp kịp thời, không để tích tụ thành các tranh chấp trong quan hệ lao động…
Cuộc đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với 4.500 công nhân tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang và 63 điểm cầu các tỉnh thành phố ngày 12/6/2022 vừa qua là hoạt động tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội đối với công nhân lao động; tiếp tục triển khai chương trình Công đoàn đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển bền vững đất nước, chăm lo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động. Đồng thời, khẳng định quyết tâm, khát vọng của công nhân lao động tích cực thi đua lao động sáng tạo, nâng cao năng suất, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
![]() |
Cán bộ công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội trao đổi, thăm hỏi công nhân vệ sinh môi trường. Ảnh: CĐXD Hà Nội. |
Những vấn đề cần quan tâm để thực hiện tốt Nghị quyết 02
Trong thời gian tới, hoạt động công đoàn các cấp cần quan tâm hơn nữa để thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ của mình trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị. Cụ thể là:
- Công tác tổ chức phải đảm bảo tính chất, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, làm cho hoạt động các cấp công đoàn tác động thiết thực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động. Do vậy, trước hết cần phải rà soát lại chức năng nhiệm vụ của từng cấp công đoàn đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, tránh việc chồng chéo về chức năng nhiệm vụ.
- Phải lấy việc xây dựng củng cố công đoàn cơ sở làm khâu then chốt trong việc kiện toàn công đoàn các cấp trên cơ sở phải phục vụ đắc lực, thiết thực cho mọi hoạt động của công đoàn cơ sở.
- Đổi mới công tác tuyên tuyền, vận động, tập hợp người lao động tham gia tổ chức Công đoàn nhất là ở cấp công đoàn cơ sở sao cho phù hợp với điều kiện làm việc và đời sống của người lao động.
- Tăng cường công tác tham mưu, phối hợp để giải quyết các vấn đề bức xúc, phức tạp liên quan đến công nhân, công đoàn.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu của hoạt động công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
![]() |
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Thanh Liêm (Hà Nam) trao quyết định thành lập công đoàn cơ sở cho Công ty Cổ phần Nam Kinh. Nguồn: baohanam.com.vn |
![]() Chiều 8/8/2022, hơn 300 cán bộ chủ chốt các cấp Công đoàn Thủ đô và đảng viên Đảng bộ cơ quan LĐLĐ TP Hà Nội ... |
![]() Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 29 xem xét một số nội dung mới, trong đó có hoạt động của ... |
![]() Qua một năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Đổi mới tổ chức và hoạt động ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
