Công đoàn

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thảo luận nội dung Chương trình thực hiện Nghị quyết 02

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 29 xem xét một số nội dung mới, trong đó có hoạt động của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô và thành lập Trung tâm tư vấn và hỗ trợ người lao động.
Vì quyền lợi của chính mình và đồng nghiệp

Ngày 17/8, Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 29 (khóa XII) đã diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Tham dự Hội nghị có đại diện các Ban xây dựng Đảng: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương và Bộ Công an.

Thảo luận về hoạt động của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: LAN NGỌC

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, Hội nghị sẽ tập trung thảo luận một số nội dung, đặc biệt là những nội dung có tác động lớn đến hoạt động của tổ chức Công đoàn và một số Đề án trong Chương trình thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Cụ thể, các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thảo luận về Báo cáo kết quả hoạt động các chương trình, tổ chức tài chính vi mô sau 3 năm thực hiện chuyển đổi theo quy định; Tờ trình Đề án Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ người lao động của LĐLĐ TP Hải Phòng; công tác cán bộ;...

Thảo luận về hoạt động của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trình bày Báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ trợ vốn cho công nhân lao động nghèo sau 3 năm (2019 - 2021) thực hiện đăng ký hoạt động theo Chương trình, dự án tài chính vi mô. Ảnh: VIỆT ANH

Trong đó, thực hiện Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, đến nay, đã có 12/13 Quỹ trợ vốn của tổ chức Công đoàn đã thực hiện việc đăng ký, chuyển đổi thành Chương trình dự án tài chính vi mô, Tổ chức tài chính vi mô. Trong đó, Quỹ trợ vốn của LĐLĐ TP Hồ Chí Minh chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô (CEP).

Để có cái nhìn tổng quan sau 3 năm thực hiện chuyển đổi, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã dự thảo Báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ trợ vốn cho công nhân lao động nghèo sau 3 năm (2019 - 2021) thực hiện đăng ký hoạt động theo Chương trình, dự án tài chính vi mô. Trong đó tập trung đánh giá những nội dung trong công tác chỉ đạo, điều hành; kết quả hoạt động, tình hình tài chính của các Quỹ trợ vốn sau khi chuyển đổi; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình các Quỹ thực hiện đăng ký, chuyển đổi; các đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các đơn vị liên quan…

Đề án Trung tâm tư vấn và hỗ trợ người lao động của LĐLĐ TP Hải Phòng (1 trong số 17 đề án thuộc Chương trình hành động số 02 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới) cũng là nội dung được các Ủy viên Đoàn Chủ tịch cho ý kiến.

Thảo luận về hoạt động của các chương trình, tổ chức tài chính vi mô
Đồng chí Nguyễn Phi Thường - Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội phát biểu ý kiến tại Hội nghị. Ảnh: LAN NGỌC

Để xây dựng Đề án này, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo LĐLĐ TP Hải Phòng phối hợp với các Ban chuyên môn của Tổng Liên đoàn nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện Đề án tổ chức lại Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hải Phòng thành Trung tâm tư vấn và hỗ trợ người lao động thuộc LĐLĐ TP Hải Phòng.

Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã giao các Ban: Tổ chức, Tài chính, Chính sách - Pháp luật, Quan hệ lao động trực tiếp thẩm định, hướng dẫn LĐLĐ TP Hải Phòng hoàn thiện. Quá trình xây dựng và hoàn thiện Đề án, LĐLĐ TP Hải Phòng đã 7 lần tiếp thu, giải trình hoàn thiện dự thảo Đề án và các đề án, phương án thành phần kèm theo.

Đây là mô hình mới, trên cơ sở Trung tâm Tư vấn pháp luật trước đây, bổ sung các chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ người lao động chưa có tiền lệ. Các đại biểu tham dự Hội nghị đã thảo luận, cho ý kiến tập trung vào các nội dung: Mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và phương án tự chủ tài chính... để Đoàn Chủ tịch xem xét, thông qua. Đồng thời cũng làm cơ sở để Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét, cho ý kiến về việc thành lập trung tâm theo mô hình này của các LĐLĐ tỉnh, thành phố khác (nếu có).

Cái điếu cày không bao giờ là cán cân công lý Cái điếu cày không bao giờ là cán cân công lý

Sự việc hai nhóm thanh niên xảy ra xô xát trong quán cà phê ở Hòa Bình gây sốt. Đáng nói, sự vụ tưởng chừng ...

Cúng dường ở chùa Ba Vàng: Rút kinh nghiệm thôi chưa đủ! Cúng dường ở chùa Ba Vàng: Rút kinh nghiệm thôi chưa đủ!

Mấy ngày qua nhân dịp lễ Vu Lan (rằm tháng bảy Âm lịch) hình ảnh cúng dường ở chùa Ba Vàng (TP.Uông Bí, tỉnh Quảng ...

Nghịch lý học phí phổ thông và tự chủ đại học Nghịch lý học phí phổ thông và tự chủ đại học

Giữa vô số than thở khi gánh nặng năm học mới sắp bắt đầu thì việc UBND TP. HCM đã có ý kiến cụ thể ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm