Nghiên cứu

Nghị quyết 02 và những thông điệp đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn

ThS. Nguyễn Duy Vũ - Phó Trưởng Ban Tổ chức, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một lựa chọn trong khâu đột phá của Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (CĐVN). Những giải pháp thực hiện nhiệm vụ quan trọng này sẽ có cơ hội được đẩy mạnh toàn diện trong quá trình triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của CĐVN trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02).
Nghị quyết 02 và những thông điệp đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn
Sau 35 năm đổi mới, CĐVN đã trưởng thành về mọi mặt. Trong ảnh: Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2018-2023.

Vài nét công tác cán bộ công đoàn thời gian qua

Thực hiện Nghị quyết Đại hội CĐVN lần thứ XII về lựa chọn 03 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2018-2023, BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/BCH-TLĐ ngày 11/01/2019 về “Công tác cán bộ công đoàn (CBCĐ) trong tình hình mới”. Đây là khâu đột phá có vai trò then chốt, là khâu quyết định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp CĐVN đáp ứng yêu cầu tình hình mới, khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các công ước của ILO được Việt Nam phê chuẩn có hiệu lực thực hiện.

Các cấp CĐVN sẽ đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong việc vận động, tập hợp NLĐ; đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ; xây dựng quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp.

Xác định rõ những cơ hội và thách thức đó, đồng thời trên cơ sở các mục tiêu của Nghị quyết số 03/NQ-TLĐ của BCH, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng, ban hành Chương trình số 1563/CTr-TLĐ ngày 09/10/2019 về “Xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ”. Chương trình đã được triển khai thực hiện hơn một năm trong điều kiện phải nhiều lần thực hiện các biện pháp giãn cách, phòng chống dịch bệnh Covd-19, nên kết quả bước đầu còn khiêm tốn.

Kết quả khiêm tốn đó đồng thời phản ánh chủ tịch công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước là người chịu sự ràng buộc với NSDLĐ. Họ được đoàn viên tín nhiệm bầu làm CBCĐ, nhưng phụ thuộc vào hai yếu tố căn bản, gồm: Thứ nhất, phụ thuộc vào việc làm của người giữ chức danh chủ tịch công đoàn được trả lương thông qua quan hệ hợp đồng lao động (HĐLĐ) với giới chủ. Tính bền chặt của quan hệ này phụ thuộc vào nhu cầu của NSDLĐ và mức độ đáp ứng về kỹ thuật, tay nghề, tinh thần trách nhiệm của NLĐ; thứ hai, phụ thuộc vào sự nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, kỹ năng, khả năng, phẩm chất, ý chí quyết tâm, sẵn sàng làm thủ lĩnh của đoàn viên, NLĐ khi được tín nhiệm, và chính sách sử dụng, đãi ngộ của tổ chức Công đoàn.

Nghị quyết 02 và những thông điệp đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn
Tổ chức Công đoàn hiện đã được củng cố, phát triển; số lượng đoàn viên cơ sở tăng nhanh. Trong ảnh: Công nhân lao động TP. Hồ Chí Minh diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Điều kiện giải quyết căn bản những khó khăn, thách thức

Trong những ngày này, giai cấp công nhân và cán bộ, đoàn viên vui mừng đón nhận Nghị quyết số 02 về đổi mới tổ chức và hoạt động của CĐVN trong tình hình mới. Bằng chủ trương mới của Đảng, nhiều thách thức, khó khăn tới đây sẽ có điều kiện được giải quyết căn bản, khi các cấp CĐVN là đối tượng trọng tâm trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị.

Trong 06 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu tại Nghị quyết số 02, giải pháp về “Tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; xây dựng đội ngũ CBCĐ chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” có vai trò cốt lõi, mở ra nhiều định hướng mới, nhiều việc cần làm ngay để xây dựng đội ngũ CBCĐ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt là đối với đội ngũ chủ tịch CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, do có vai trò, vị trí quan trọng trước yêu cầu tình hình mới.

Một số nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết số 02-NQ/TW về công tác CBCĐ đã được chỉ ra gồm: Xây dựng đội ngũ CBCĐ bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết NLĐ; người đứng đầu tổ chức Công đoàn phải có uy tín cao, am hiểu sâu sắc và có kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng, nhất là vận động công nhân, NLĐ và chủ doanh nghiệp; cơ cấu cấp ủy các cấp có tỷ lệ hợp lý người trưởng thành từ công nhân, công đoàn. Cấp ủy thống nhất với công đoàn cấp trên trong việc đề bạt, điều động, luân chuyển chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cùng cấp; nghiên cứu, ban hành chính sách phù hợp để tuyển dụng CBCĐ trưởng thành từ cơ sở, trong phong trào công nhân; thu hút, tạo động lực cho CBCĐ; nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao biên chế cho công đoàn hợp lý, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.

Nghị quyết 02 và những thông điệp đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn

Những năm qua, công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS rất được các cấp công đoàn quan tâm. Trong ảnh: Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) trao Quyết định kết nạp đoàn viên mới cho CNLĐ Chi nhánh Công ty TNHH Sao Vàng.

Một số giải pháp trọng tâm

Để tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình số 1563/CTr-TLĐ nêu trên, gắn với thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02, từ nay đến cuối nhiệm kỳ Đại hội XII CĐVN, các cấp công đoàn cần quan tâm một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm sau:

1. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02 gắn với thực hiện Chương trình số 1563/CTr-TLĐ của Tổng Liên đoàn đến đội ngũ CBCĐ cấp trên trực tiếp cơ sở và đội ngũ cán bộ CĐCS ngoài khu vực nhà nước, nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, thời cơ, thách thức của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới đối với đội ngũ chủ tịch CĐCS khu vực ngoài nhà nước.

2. Tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS ngoài khu vực nhà nước với phương châm hướng về cơ sở. Lựa chọn nội dung, phương thức tổ chức các hoạt động thiết thực mang lại lợi ích cho đoàn viên, NLĐ; phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

3. Nâng cao chất lượng công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; mở các lớp tập huấn theo phương pháp tích cực. Phân loại đối tượng CBCĐ để bố trí nội dung, chương trình, hình thức đào tạo cho phù hợp; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp hoạt động cho đội ngũ chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước. Hoàn thiện bộ giáo trình dành cho đội ngũ chủ tịch công đoàn các cấp.

4. Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động nhằm uốn nắn, xử lý kịp thời vi phạm của doanh nghiệp, phòng ngừa tranh chấp lao động và đình công.

Nghị quyết 02 và những thông điệp đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn
Công tác tuyên truyền, vận động NLĐ của công đoàn đang được đổi mới mạnh mẽ, đa dạng hóa, hướng về cơ sở. Trong ảnh: Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho CNLĐ thuộc Chi nhánh miền Trung - Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Thăng Long (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới).

5. Đầu tư, bố trí nguồn lực cần thiết để đảm bảo tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình số 1563/CTr-TLĐ đề ra; chủ động xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn để có đủ khả năng hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở.

6. Làm tốt việc hỗ trợ, tạo điều kiện để CĐCS ngoài khu vực nhà nước phát huy dân chủ, để đông đảo đoàn viên công đoàn được tham gia giới thiệu nhân sự BCH và chủ tịch CĐCS, đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn hóa các tiêu chí lựa chọn của đoàn viên, NLĐ đối với chủ tịch CĐCS ngoài nhà nước tại doanh nghiệp.

7. Quan tâm chăm lo bồi dưỡng, giới thiệu chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp vào Đảng. Đề xuất, kiến nghị với cấp uỷ có thẩm quyền mở các lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước; tăng cường công tác phát triển đảng viên và thành lập tổ chức Đảng ngoài khu vực nhà nước.

Nghị quyết 02 và những thông điệp đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn
Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức tập huấn kỹ năng đàm phán, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các cán bộ CĐCS.

8. Tăng cường các biện pháp bảo vệ, nghiên cứu chính sách hỗ trợ và quan tâm thực hiện chính sách đối với chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước. Quan tâm sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình hay; định kỳ hằng năm tổ chức hội thi chủ tịch CĐCS giỏi.

9. Quan tâm bồi dưỡng, lựa chọn, xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bố trí CBCĐ chuyên trách ở các CĐCS doanh nghiệp đông CNLĐ; hoàn thiện chính sách thu hút đội ngũ chủ tịch CĐCS có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ, gắn bó lâu dài với tổ chức CĐVN.

Não bò sát, não thú và não người Não bò sát, não thú và não người

Bản tin phân tích nỗi sợ của con người trong mùa dịch của VTV đang nhận những công kích từ phía dư luận. Cụ thể, ...

Hành trình đầu đời của cậu bé 10 ngày tuổi trở về quê tránh dịch Hành trình đầu đời của cậu bé 10 ngày tuổi trở về quê tránh dịch

22h30 tối 31/7, chuyến xe đưa anh Xồng Bá Xò cùng vợ và con trai gần 10 ngày tuổi đã đến Nghệ An, hoàn thành ...

Hơn 4 tấn gạo, miến, rau, củ... nhưng quý nhất là “tình người” giữa mùa dịch Hơn 4 tấn gạo, miến, rau, củ... nhưng quý nhất là “tình người” giữa mùa dịch

Trong những ngày cuối tháng 7, nắng nóng gay gắt kéo dài nhưng cũng không ngăn được những chàng trai, cô gái trong CLB Thiện ...

Tin mới hơn

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Kinh tế tư nhân và bứt phá thể chế

Muốn có doanh nghiệp lớn, thì phải có tư duy lớn và thể chế lớn. Một quốc gia muốn phát triển bền vững không thể thiếu khu vực kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo và vững mạnh. Khi thể chế mở đường, doanh nhân sẽ tự tin bước tới.
Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Công đoàn đồng hành cùng kinh tế tư nhân phát triển bền vững

Trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, khu vực kinh tế tư nhân cần có sự đồng hành, hỗ trợ thiết thực từ các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn giữ vai trò không thể thiếu trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động và thúc đẩy mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Tin tức khác

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội và thách thức với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhờ vào sự hỗ trợ của các chính sách cải cách và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi, khu vực này không ngừng mở rộng quy mô, đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và gia tăng đáng kể về số lượng doanh nghiệp.
Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Học tập suốt đời – Động lực phát triển của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Bài viết “Học tập suốt đời” của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã khẳng định sâu sắc vai trò của việc học tập không ngừng trong sự phát triển của đất nước, của mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên, công nhân và người lao động. Học tập không chỉ giúp nâng cao tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới và cống hiến hết mình vì lợi ích chung.

Nêu bật vai trò của công đoàn trong thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Việc sắp xếp, tinh giản bộ máy hành chính ở địa phương nhằm khắc phục tình trạng cồng kềnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Gợi mở văn hóa Công đoàn Việt Nam hướng đến 100 năm hình thành và phát triển

95 năm hình thành và phát triển trong những môi trường khác nhau, trong đó có môi trường rất khốc liệt đã tạo nên một công đoàn Việt Nam bản lĩnh, mạnh mẽ, độc đáo. Vì vậy, đúc kết văn hóa tổ chức công đoàn Việt Nam đã đến lúc là việc cần làm. Để cày vỡ vấn đề này, tôi xin nêu một số vấn đề như là hành trang trên con đường phát triển mới, tô thắm bản sắc công đoàn Việt Nam hướng đến kỷ nguyên mới sẽ có nhiều thay đổi nhanh chóng, lớn lao.

Nhiệm vụ trọng tâm đưa Luật Công đoàn (sửa đổi) vào cuộc sống

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) - còn gọi là Luật Công đoàn 2024. Từ Luật Công đoàn đầu tiên được ban hành năm 1957, đây là lần thứ tư Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Công đoàn. Luật Công đoàn 2024 được ban hành là kết quả của sự nỗ lực toàn hệ thống Công đoàn Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành của tổ chức Công đoàn trong hoạt động xây dựng và tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt của tổ chức Công đoàn là cần sớm đưa Luật vào cuộc sống, đáp ứng vọng, sự mong mỏi của đoàn công đoàn, người lao động.
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Xem thêm