![]() |
Người lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan chịu nhiều áp lực. |
Mới đây, cộng đồng lao động Việt Nam tại Đài Loan lan truyền bức tâm thư của một bạn lao động trẻ. Bạn lao động này hiện đang buộc phải về nước vì nghi ngờ có hành vi ăn trộm một cây sả.
Theo nội dung bức thư, trong lúc nấu và dọn dẹp khu bếp (khu bếp chung tại ký túc xá công ty - nơi ở tập trung của lao động nước ngoài), lao động Việt Nam này đã bỏ một cây sả vào túi của mình, vì nghĩ đồ ở trong túi rơi ra, mà không hề hay biết nó là của một người khác đã sử dụng khu bếp trước đó.
Khi thấy lao động Việt Nam bỏ cây sả vào túi, một lao động khác - chủ nhân của cây sả - đã gọi quản lý, đòi trích xuất camera và tố cáo lao động Việt Nam có hành vi ăn cắp.
Sau sự việc này, người lao động Việt Nam đã ra công an Đài Loan trình báo, đồng thời gửi đơn lên phía cơ quan lao động tại Đài Loan. Mặc dù phía công an và cơ quan hữu quan địa phương nước bạn nói rằng đây là một sự việc rất nhỏ, không đủ cơ sở để kết luận về hành vi ăn cắp nhưng người lao động vẫn gây sức ép với chủ và môi giới Đài Loan để bắt ép bằng được lao động Việt Nam này phải về nước với hành vi vi phạm nội quy ký túc xá. Đáng nói, trong vụ việc này, cả chủ và môi giới đều không có sự can thiệp, dàn xếp, giải quyết ổn thỏa, ngược lại còn đồng thuận với ý kiến của lao động khác.
Trong bức tâm thư của mình, người lao động buồn bã cho biết: “Em chưa từng ăn cắp của ai cái gì. Ngay cả khi thấy tiền rơi cũng không táy máy thì nói gì đến việc ăn cắp một cây sả. Em mới sang được một năm. Chi phí xuất khẩu lao động hết 6.000 USD. Giờ nợ trả chưa xong, lại phải về tay trắng… em sống làm sao được.
Ngay sau khi đọc được bức tâm thư của lao động Việt Nam này, đa số mọi người đều bày tỏ sự xót xa cho thân phận lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan, vì đã phải “gánh” phí cao, lại luôn bị lao động nước khác chèn ép, bị chủ và môi giới Đài Loan đối xử bất công. Đồng thời họ cũng lên án mạnh mẽ sự vô cảm, tàn nhẫn của môi giới và chủ doanh nghiệp.
Thực tế, đây không phải là đầu tiên người lao động Việt Nam tại Đài Loan viết tâm thư cầu cứu. Theo thống kê, thị trường Đài Loan thu hút hơn một trăm ngàn người Việt Nam sang làm việc mỗi năm, tuy nhiên số người phải bỏ trốn ra ngoài làm việc, phải về nước cũng rất lớn
![]() Trong những năm qua, phong trào rèn luyện thể dục - thể thao trong công nhân lao động luôn được Công đoàn các Khu công ... |
![]() Cô bé Ô Xin rửa chén thuê vừa trở thành bác sĩ Nam Phương, hai anh công an Đà Nẵng đến tận giường bệnh hoàn ... |
![]() Ngày 17/8, Công đoàn các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương 78 gia đình công nhân, viên ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
