![]() |
Một số lao động lớn tuổi, có sức khỏe được doanh nghiệp bố trí tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, tiếp tục tham gia BHXH vì chưa đủ năm đóng BHXH để hưởng lương hưu. |
1. Đối với người lao động đóng BHXH bắt buộc:
Theo Khoản 4 Điều 15 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu có quyền chọn đóng BHXH một lần cho thời gian còn thiếu theo quy định sau:
- Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 6 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu.
- Mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu.
- Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ BHXH cho số tháng còn thiếu.
![]() |
Nếu đến tuổi hưu mà chưa đủ năm đóng BHXH để được nhận lương hưu, người lao động có thể đóng 1 lần để được nhận lương hưu/Ảnh Đức Thành - Báo Đầu Tư |
Ví dụ: Ông C sinh tháng 3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường, đến hết tháng 3/2016, ông C có 19 năm 7 tháng đóng BHXH. Trường hợp ông C được đóng BHXH một lần cho 5 tháng còn thiếu. Tháng 4/2016, ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu cho cơ quan BHXH. Ông C được hưởng lương hưu từ tháng 4/2016.
Trường hợp ông C nêu trên mà đến tháng 7/2016 mới đóng BHXH một lần đủ cho 5 tháng còn thiếu thì được hưởng lương hưu từ tháng 7/2016.
Ví dụ: Ông H sinh tháng 3/1963, có 19 năm 6 tháng đóng BHXH bắt buộc; tháng 3/2016, ông H được Hội đồng Giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 63%. Như vậy, ông H đã đủ điều kiện về tuổi và mức suy giảm khả năng lao động để hưởng lương hưu nhưng còn thiếu 6 tháng đóng BHXH bắt buộc, ông H được đóng tiếp BHXH bắt buộc 6 tháng. Tháng 4/2016, ông H đóng một lần cho 6 tháng còn thiếu. Thời điểm hưởng lương hưu đối với ông H được tính từ tháng 4/2016.
![]() |
Hết tuổi lao động, người lao động được chọn có thể đóng 1 lần cho số năm tham gia BHXH còn thiếu để nhận lương hưu/Ảnh:NLDO |
2. Đối với người lao động đóng BHXH tự nguyện, theo Khoản 2 Điều 6, Điều 9, Khoản 4 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015):
Trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng):
Người lao động được đóng một lần cho những năm còn thiếu cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu nếu người lao động tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định.
- Mức đóng:
Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định trên được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
- Thời điểm hưởng:
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định trên để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
![]() |
Thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu. |
Trường hợp thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm:
- Người lao động tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì có thể chọn tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức đóng BHXH tự nguyện theo quy định cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
- Cụ thể, người lao động có thể chọn 1 trong các phương thức đóng BHXH tự nguyện sau đây:
+ Đóng hằng tháng;
+ Đóng 3 tháng một lần;
+ Đóng 06 tháng một lần;
+ Đóng 12 tháng một lần;
+ Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần.
![]() |
Pháp luật về BHXH có nhiều quy định để người lao động đến tuổi hưu mà chưa đủ thời gian đóng BHXH được lựa chọn phương án phù hợp với mình. |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 12/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 28,6 triệu, hơn 918 nghìn người ... |
![]() Trong khi hàng trăm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc bị tác động của dịch Covid- 19 buộc phải đóng cửa hoặc cho công ... |
![]() Một số người đăng tin có nhà trọ cho thuê và tuyển dụng để "đùa chơi", khiến nhiều người điêu đứng. Người công nhân ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
