![]() |
Khi thực hiện "3 tại chỗ" , các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc 5K. Ảnh T.C |
Theo đại diện UBND tỉnh Long An, quan điểm chống dịch hiện nay là từng bước, thận trọng mở cửa, khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế. Người dân, công nhân, lao động và cơ quan chức năng không chủ quan và không quá hoang mang trước tình hình dịch bệnh. Đồng thời, tập trung thẩm định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại...
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đang chuẩn bị các phương án để được phê duyệt hoạt động sản xuất trở lại. Hiện tại, toàn tỉnh có 421 doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp vẫn đang duy trì sản xuất theo hướng "3 tại chỗ".
![]() |
Công nhân Công ty Green Feed Việt Nam thực hiện “3 tại chỗ”. Ảnh T.C |
Từ ngày 15/9, Long An đã bước vào giai đoạn 1 thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế với yêu cầu trọng điểm như: Chỉ được sử dụng lao động đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng Covid-19; ưu tiên người lao động địa phương; chỉ sử dụng tối đa 50% số lao động so với mức bình thường, chủ động y tế tại chỗ và chịu trách nhiệm khi để xảy ra dịch bệnh...
Bên cạnh đó, người lao động, chuyên gia từ TP Hồ Chí Minh hay các vùng lân cận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, muốn tham gia vào quá trình sản xuất tại Long An thì trước mắt vẫn buộc phải lưu trú lại tại tỉnh này.
![]() |
Nơi nghỉ của công nhân thực hiện “3 tại chỗ” - Công ty Green Feed Việt Nam |
Ông Nguyễn Văn Qúi - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Long An cho biết, khi có chủ trương mở dần các hoạt động sản xuất, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp lương thực thực phẩm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì toàn tỉnh có hơn 600 doanh nghiệp làm hồ sơ thủ tục. Theo đó, toàn tỉnh có khoảng 35.000 công nhân, lao động sẽ đi làm trong đợt đầu tiên trở lại sản xuất.
“Khoảng giữa tháng 7, một số doanh nghiệp tại Long An có thực hiện phương án “3 tại chỗ”, sau đó là “1 cung đường 2 địa điểm”. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh đã có phương án nới lỏng hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại.
![]() |
Hơn 600 doanh nghiệp đã làm hồ sơ thủ tục thủ quay lại sản xuất. Ảnh T.C |
Để bảo đảm hoạt động sản xuất, doanh nghiệp cần thực hiện các yêu cầu của chính quyền như: Công nhân được tiêm vắc xin mũi 1 đủ 4 ngày, được xét nghiệm Covid-19; có phương án hoạt động cụ thể trình lên cơ quan chức năng. Sau khi được thẩm định, nếu đạt yêu cầu, doanh nghiệp mới được mở cửa sản xuất. Tuy nhiên, số công nhân tham gia sản xuất giai đoạn này chỉ từ 30% đến 50% tổng số lao động của doanh nghiệp”, ông Qúi cho biết.
Ông Qúi cũng cho biết thêm, toàn bộ công nhân, lao động đang sản xuất hoặc trú ngụ tại địa bàn tỉnh Long An đã được tiêm vắc xin mũi 1. Toàn tỉnh đang tiến hành tiêm vắc xin mũi 2 cho người lao động để tạo điều kiện cho họ quay lại làm việc.
Bà Nguyễn Thị Lệ Chi - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giầy Fuluh (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) cho biết, sau khi nhận được kế hoạch phát triển sản xuất của tỉnh, doanh nghiệp đã khẩn trương chuẩn bị hồ sơ thủ tục để chờ thẩm định. Ngay sau khi được thẩm định và có kết quả được quay trở lại sản xuất, công ty sẽ thông báo cho người lao động đến làm việc.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" để đảm bảo an toàn sản xuất trong mùa dịch. Ảnh T.C |
“Hiện tại công ty đã có kế hoạch đưa khoảng 30% công nhân (khoảng 3.770 người) quay trở lại nhà máy làm việc trong đợt này. Dự kiến người lao động vào làm việc là người đã bị tạm ngừng việc vì dịch bệnh và ưu tiên lao động đang sinh sống trên địa bàn huyện Cần Giuộc - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở".
Nói về niềm vui khi biết thông tin các doanh nghiệp sẽ hoạt động trở lại, chị Nguyễn Thu Huyền (công nhân Khu công nghiệp Đức Hoà 1, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) chia sẻ: “Nghỉ dịch và tạm ngừng việc gần 3 tháng nay, gia đình tôi không còn tiền để sinh hoạt. May mắn là, tôi nghe tin chính quyền nới lỏng giãn cách xã hội và công nhân có thể quay trở lại làm việc. Tôi mừng lắm. Hai vợ chồng ngày nào cũng chỉ mong dịch hết, công ty cho đi làm trở lại để có tiền nuôi con và cuộc sống bớt khó khăn".
![]() Xét theo điều kiện địa phương, tỉnh Trà Vinh đã từng bước nới lỏng giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp được tổ chức sản ... |
![]() “Đặc thù của ngành vận tải taxi ngoài hoạt động tại địa bàn còn hoạt động liên tỉnh theo yêu cầu vận chuyển của khách ... |
![]() Tỉnh Bình Dương đã xây dựng kế hoạch khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái “bình thường mới” áp dụng ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
