![]() |
Căn nhà cấp 4 tồi tàn của vợ chồng chàng trai người Thái xấu số phải nằm lại ở xứ Đài - Ảnh: Lô Bá. |
Ngày 10/4, trao đổi với phóng viên Cuocsongantoan.vn, ông Vi Thái Điệp – Chủ tịch UBND xã Quang Phong (huyện Quế Phong, Nghệ An) xác nhận trên địa bàn vừa có một trường hợp đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan bị bệnh hiểm nghèo dẫn đến tử vong, điều kiện gia cảnh hết sức khó khăn.
Đó là cảnh ngộ bi đát của chàng trai người Thái Lô Văn Lợi, SN 1991 ở bản Cào, xã Quang Phong (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An).
Theo người nhà của chàng trai người Thái xấu số, Lợi sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi. Cha mẹ mất sớm, 3 chị em Lợi sớm phải thành những đứa trẻ mồ côi. Lớn lên, thương Lợi hiền lành, chịu khó, người con gái cùng bản là Lang Thị Xuyết (SN 1994) đã đồng ý theo anh về làm vợ. Năm 2016, khi con trai đầu lòng được gần tuổi, vì gia cảnh quá khó khăn nên Lợi quyết định bàn với vợ chạy vạy vay mượn ngân hàng một số tiền lớn để sang Đài Loan theo con đường xuất khẩu lao động.
Sang Đài Loan, Lợi được nhận vào làm việc tại một công ty chuyên sản xuất ắc quy. Tuy nhiên, do lương thấp, công ty lại không có tăng ca nên thu nhập hàng tháng Lợi kiếm được nơi xứ người chẳng đáng là bao. Trong khi đó, ở quê, tiền lãi vay mượn ngân hàng tăng dần lên áp lực chồng chất, gánh nặng trên vai khiến Lợi quyết định nghỉ việc ở công ty và trốn ra ngoài làm ăn bất hợp pháp. Khó khăn càng chất chồng khi sau Tết Nguyên đán năm 2020, trong một lần đau ốm, Lợi đi kiểm tra y tế và không tin vào tai mình khi bác sĩ thông báo bản thân mắc căn bệnh ung thư máu giai đoạn cuối.
Sức khỏe suy yếu, Lợi phải nhập viện điều trị. Suốt 14 ngày nằm viện trước lúc qua đời, vì trốn ra ngoài làm bất hợp pháp nên Lợi không có thẻ bảo hiểm y tế và phải chịu toàn bị chi phí điều trị với số tiền lên đến 210.000 đài tệ. Theo người anh họ của Lợi, hiện số tiền nợ ngân hàng gia đình vay mượn để Lợi qua Đài Loan còn hơn 50.000.000 đồng – đây là một số tiền không nhỏ cho một gia đình nghèo túng, lại mới mất đi trụ cột lao động chính.
![]() |
Mới 5 tuổi, cháu Lô Hảo Quân đã phải chịu cảnh mồ côi - Ảnh: Lô Bá. |
Từ khi nhận được hung tin của chồng nơi xứ người, chị Lang Thị Xuyết – vợ anh Lợi ở quê nhà đã khóc cạn nước mắt. Ở tuổi 26, chị Xuyết đã sớm thành người vợ góa nuôi đứa con trai đầu lòng mới 5 tuổi. Từ ngày chồng đi xuất khẩu lao động, chị ở nhà vừa chăm sóc con, vừa lo việc nhà cửa, nương rẫy. Chồng đi xa, mẹ con chị Xuyết ở nhà chỉ biết trông chờ vào mảnh ruộng nhỏ, lúa không đủ ăn. Tuy chồng đi xuất khẩu lao động ở xứ Đài đã gần 5 năm nhưng đến nay, gia đình chị vẫn chưa thể trả hết nợ ngân hàng. Chị chua chát nhớ lại: “Ngày anh ấy đi ra nước ngoài, anh ấy hứa sẽ chăm chỉ làm ăn để kiếm tiền về trang trải nợ nần và nếu may mắn có thể dựng được căn nhà khang trang. Vậy mà anh ấy ra đi mãi mãi”.
“Khi biết mình bị ung thư giai đoạn cuối, chồng em gọi về có nguyện vọng mong được trở về quê để gặp vợ con lần cuối nhưng không ngờ anh ấy phải nằm lại mãi nơi đất khách quê người. Vì gia cảnh quá khó khăn, lại đang mùa bệnh dịch Covid-19 nên mẹ con em ở nhà cũng chỉ biết khóc”, chị Lang Thị Xuyết đau đớn nói.
Theo Chủ tịch UBND xã Quang Phong, sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi, động viên chia buồn cùng gia đình chàng trai xấu số. “Hiện các ban ngành đoàn thể, cộng đồng mạng đang kêu gọi các tổ chức, hảo tâm quyên góp, ủng hộ giúp đỡ cho gia đình có đủ số tiền lo thủ tục để bệnh dịch qua hết, thi thể của anh Lợi sớm được hồi hương”, ông Vi Thái Điệp cho biết thêm.
Mọi sự giúp đỡ, đóng góp xin gửi về:
Chị Lang Thị Xuyết (vợ anh Lợi).
Điện thoại: 0365846030
Số tài khoản: 3614205049274, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Quế Phong.
![]() Tính đến 7h sáng ngày 10/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 1,6 triệu người nhiễm virus corona ... |
![]() Những ngày ở nhà tránh dịch, nhu cầu đi chợ mua lương thực, nhu yếu phẩm của người dân Đà Nẵng tăng cao hơn. Để ... |
![]() Trong bối cảnh của một trận chiến dài hơi chống “giặc Covid-19” của toàn xã hội, đã đến lúc Bộ GD&ĐT cân nhắc các phương ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
