![]() |
Hàng triệu lao động trong ngành Du lịch phải đối mặt với những khó khăn do Covid-19 - Ảnh: M.K |
Những con số đáng lo ngại
Theo thống kê của VnEconomy, năm 2019, tổng thu từ khách du lịch tại Việt Nam đạt 726 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2018. Đây cũng là năm Việt Nam đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục với hơn 18 triệu lượt khách. Năm 2020, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách. Điều này hoàn toàn khả thi bởi thực tế trong vòng 3-4 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng thuộc hàng cao nhất thế giới, với mức trung bình trên 20%/năm.
Tuy nhiên, cuối năm 2019 bước sang đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng lan ra khắp thế giới trong đó có Việt Nam với diễn biến ngày càng phức tạp không chỉ khiến cho mục tiêu nói trên bị phá sản, mà còn khiến ngành Du lịch nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Đặc biệt, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm đạt mức thấp kỷ lục so với cùng kỳ giai đoạn 10 năm trở lại đây.
Đã gần hai tháng mọi hoạt động du lịch bị tê liệt. Chính phủ và nhân dân cả nước đặt ra một mục tiêu duy nhất là ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết quý II, thiệt hại của ngành Du lịch sẽ là 5 tỷ đô la. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tiết lộ con số thực tế có thể lớn hơn nhiều.
Đã có không ít doanh nghiệp kinh doanh mảng du lịch, khách sạn, nhà hàng phải tính đến phương án cắt giảm nhân sự đến mức tối đa, đồng thời cho nhân viên nghỉ phép, chia ca để nhằm hạn chế chi phí tiền lương. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiêp có tiềm lực tài chính lớn trong thời điểm này cũng tập trung lo tiết kiệm chi phí, đào tạo nhân lực và bảo trì cơ sở vật chất.
![]() |
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 tháng đầu năm đạt mức thấp kỷ lục so với cùng kỳ giai đoạn 10 năm trở lại đây - Ảnh: M.K |
Mấy chục năm qua, khách sạn Công đoàn Quảng Bá (Công ty TNHH nhà nước một thành viên Du lịch Công Đoàn Hà Nội) là một địa chỉ lưu trú thường xuyên của các đoàn khách du lịch trong nước và quốc tế, nhưng đại dịch Covid-19 khiến cho hoạt động của khách sạn gặp rất nhiều khó khăn. Chị Nguyễn Lan Anh, Trưởng phòng Hành chính tổ chức của khách sạn cho biết: “Từ tháng 2/2020, hoạt động của công ty đã bị ảnh hưởng, lượng khách đặt tour du lịch gần như huỷ hết, chỉ lác đác 1-2 đoàn; tháng 3 thì không có gì luôn. Riêng lưu trú thì cũng giảm dần từ tháng 2; tháng 3 rất là ít; còn tháng 4 thì tình hình này chắc là không có. Nếu công ty không có dịch vụ khác thì chắc chắn rất khó khăn”.
Hoàng Thị Quyên, nhân viên một khách sạn trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một địa điểm lưu trú thường xuyên của du khách nước ngoài, cũng phải nghỉ việc từ chiều 26/3. Quyên cho biết: "Chủ khách sạn nói rằng, khi nào hết dịch thì bọn em tiếp tục đi làm. Nhiều người đã phải nghỉ từ mấy tuần trước. Mấy tháng vừa rồi khách sạn em cũng thua lỗ, lương thấp, nhân viên được cho nghỉ dần. Nay thì chính thức đóng cửa…”.
Vẫn nỗ lực đảm bảo quyền lợi người lao động
Chia sẻ với PV Cuộc sống an toàn, anh Phùng Văn Tỉnh - lễ tân khách sạn Du lịch Công đoàn Đà Lạt cho biết: "Từ sau Tết, khách sạn ít khách lắm, doanh thu giảm nhiều. Mọi người cũng đều hiểu rằng đây là khó khăn chung nên cũng không hoang mang hay chán nản. Hơn nữa, tổ chức Công đoàn cũng thường xuyên động viên anh em cố gắng vượt qua khó khăn. Tính đến thời điểm này thì chúng tôi vẫn được lĩnh lương đầy đủ”.
Còn chị Nguyễn Lan Anh, Trưởng phòng Hành chính tổ chức, Khách sạn Công đoàn Quảng Bá cho biết, trước khi có chỉ thị của Thủ tướng về việc giãn cách xã hội, tạm ngừng các hoạt động kinh doanh thì các chế độ của cán bộ nhân viên khách sạn không bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài dịch vụ lưu trú, công ty còn kinh doanh các dịch vụ khác và đến thời điểm hiện tại, mọi chế độ vẫn đầy đủ cho nhân viên. Mặc dù vậy, trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều nhân viên lao động cũng tỏ ra lo lắng. “Thấu hiểu được điều đó, Công đoàn khách sạn cũng đề nghị với lãnh đạo công ty chi 1 tháng lương hỗ trợ, dự phòng cho anh em. Ngoài ra, các chế độ đến thời điểm hiện tại công ty vẫn đảm bảo cho người lao động”,chị Lan Anh chia sẻ.
![]() |
Khách sạn Công đoàn Quảng Bá - Ảnh: congdoanhotel.com.vn |
Thực tế, từ ngày bắt đầu thực hiện việc giãn cách xã hội, ban lãnh đạo công ty đã báo cáo lên Liên đoàn Lao động TP Hà Nội về thực trạng cũng như phương hướng giải pháp nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ và đảm bảo quyền lợi người lao động. “Chúng tôi làm đúng theo chỉ đạo từ Chính phủ và làm đúng theo Luật Lao động. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, công ty cho anh em nghỉ, chỉ có người trực tổng đài, bảo vệ, nhân viên vệ sinh đi làm. Chúng tôi cố gắng lo cho anh em mức lương tối thiểu vùng, hơn 4 triệu/người theo Luật Lao động. Cố gắng lo được cái đó trong thời gian nghỉ. Doanh nghiệp cũng khó khăn, cố gắng làm theo luật, chưa sa thải ai, mình còn đủ điều kiện thì cố gắng lo cho anh em. Bao giờ lấy được tiền của Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì tính sau”,ông Toản - Tổng Giám đốc Công ty TNHH nhà nước một thành viên Du lịch Công Đoàn Hà Nội nói.
Có thể nói, từ những ngày đầu diễn ra dịch bệnh Covid-19, tổ chức Công đoàn đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống người lao động nói chung, lao động trong ngành Du lịch nói riêng. Bên cạnh việc hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề phòng chống sự lây lan của dịch bệnh, tổ chức Công đoàn còn đồng hành cùng các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ người lao động đảm bảo cuộc sống trước những khó khăn chung của toàn xã hội. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo các cấp công đoàn rà soát, nắm bắt tình hình công nhân lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. Đồng thời chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng phương án làm việc; giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động phải ngừng việc do dịch bệnh Covid-19 theo quy định.
Hy vọng rằng dịch bệnh Covid-19 sẽ sớm kết thúc để các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch hoạt động ổn định trở lại, người lao động tiếp tục có việc làm, thu nhập để bảo đảm đời sống.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
