Công đoàn

Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho người lao động tại nơi làm việc?

Nguyễn Nga
Tác giả: Nguyễn Nga
Hiện nay việc mất an toàn lao động gây thiệt hại rất lớn đến người và tài sản. Cho nên vấn đề đảm bảo an toàn, kiểm soát nguy cơ rủi ro tại nơi làm việc cho người lao động là rất quan trọng. Người lao động cần nắm rõ những nội quy, quy định và có kiến thức cơ bản để bảo vệ an toàn cho mình tại nơi làm việc.
lam the nao de bao dam an toan cho nguoi lao dong tai noi lam viec
Hầu hết công nhân được trang bị kiến thức phòng dịch bệnh, ngăn vách ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh trong mùa dịch Covid - 19

Trước kia chúng ta có luật Lao động, nhưng hiện nay chúng ta có thêm cả luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Cho nên tất cả đều có quy định hết, từ trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng lao động đến người lao động để đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc.

Trong mỗi doanh nghiệp, ở bất kỳ thời điểm nào, họ cũng cần quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh, ví dụ như phòng chống các bệnh dịch theo mùa như cúm mùa, sốt xuất huyết... hay tất cả các bệnh dịch khác có thể xảy ra tại các doanh nghiệp chứ không phải chỉ khi có dịch Covid – 19 họ mới thực hiện. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lúc nào doanh nghiệp cũng chủ động để phòng dịch bệnh xảy ra trong doanh nghiệp của mình.

“Công tác đảm bảo ATVSLĐ được công ty tôi rất quan tâm. Đặc biệt trong đợt dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, toàn công ty tuân thủ quy định rất chặt chẽ. Các khuyến cáo của Bộ Y tế, quy định của Chính phủ về giãn cách xã hội cũng được công ty áp dụng triệt để, hợp lý. Anh em trong công ty ngay từ cổng vào đã được kiểm tra thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn; ăn cơm được ngăn vách... Công đoàn công ty cũng tuyên truyền bằng hình ảnh, tờ rơi đến công nhân. Đây là điều mà anh chị em công nhân chúng tôi hài lòng vì sức khỏe, sự an toàn được quan tâm.” – Anh Quý, đang làm việc tại Công ty Nidec Việt Nam chia sẻ.

Anh Hưng, làm việc tại Công ty ChangShin, Đồng Nai cho biết, hàng năm công nhân được công ty tuyên truyền về ATVSLĐ. Công nhân nắm được cơ bản về cách bảo vệ mình trong quá trình làm việc. Chính vì vậy, trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, công nhân rất yên tâm.

TS.BS Trịnh Hồng Lân - Phân Viện Trưởng, Phân viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam, khẳng định: “Việc đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là một trong những công cụ chính giúp nâng cao điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc. Do đó, hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động và doanh nghiệp, cũng như tuân thủ pháp luật ở nhiều nước.”

Ông Lân cũng đưa ra các bước kiểm tra ATVSLĐ như sau:

Bước 1: Xác định các mối nguy hiểm;

Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào;

Bước 3: Đánh giá rủi ro – Xác định và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe;

Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro, và khung thời gian;

Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi ro, và cập nhật điều chỉnh các hành động, các biện pháp khi cần thiết.

Thiết nghĩ, hiện nay các doanh nghiệp cần mở lớp trang bị kiến thức cơ bản cho người lao động của mình am hiểu về sản phẩm, các điều kiện lao động, cũng như các kiến thức về ATVSLĐ. Nâng cao ý thức của người lao động trong việc đảm bảo công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp.

lam the nao de bao dam an toan cho nguoi lao dong tai noi lam viec Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 26/5

Đến 7h sáng ngày 26/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,58 triệu người với hơn 347 nghìn người đã ...

lam the nao de bao dam an toan cho nguoi lao dong tai noi lam viec Bộ Tài chính và bảo hiểm xe máy

Cuối cùng thì Bộ Tài chính vừa ra văn bản hỏa tốc kiểm tra nơi mà vì một tờ giấy của họ, dân tình đang ...

lam the nao de bao dam an toan cho nguoi lao dong tai noi lam viec Giáo viên không được giảng dạy nếu không đạt chuẩn nghề nghiệp

Theo dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, giáo viên nếu chưa đáp ứng về trình độ chuẩn, không đạt chuẩn nghề nghiệp trong 2 năm ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm