![]() |
Không hồ sơ xin việc, không giao kết hợp đồng lao động có thể là cái bẫy với lao động trẻ em. Ảnh: doisongphapluat.vn |
Hiện trên mạng xã hội có rất nhiều thông tin tuyển dụng lao động với lời hứa hẹn đi làm ngay, mức lương khá hấp dẫn, thậm chí không cần có chứng chỉ nghề, không cần hồ sơ xin việc. Có thể thấy rất nhiều cạm bẫy với người lao động cho những công việc mù mờ này, bởi làm công việc gì, giao kết hợp đồng lao động ra sao; lương, các khoản thu ngoài lương, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... thế nào đều là những quyền lợi thiết thân của người lao động. Việc cung cấp hồ sơ xin việc, thực hiện giao kết hợp đồng lao động cũng là những căn cứ để người lao động bảo vệ mình khi có vấn đề pháp lý phát sinh. Thậm chí, trong trường hợp xấu, người lao động có thể phải đối mặt với những dịch vụ kinh doanh bất hợp pháp, đường dây mua bán người, bị ép buộc lao động, bóc lột lao động...
Về việc không giao kết hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội, Bộ luật Lao động 2012 quy định:
“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động”.
Cũng theo quy định tại Điều 16 Bộ luật lao động 2012 về Hình thức hợp đồng lao động thì:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói”.
Nếu người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm, người sử dụng lao động có nghĩa vụ giao kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động. Việc không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động khi đã làm việc là trái với quy định của pháp luật về lao động.
Hành vi này nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5, Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động...”.
Người lao động không được ký hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động thì chủ sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
![]() |
Lao động thời vụ đi làm không cần hồ sơ, không giao kết hợp đồng lao động thường phải chịu nhiều thiệt thòi. Ảnh dantri.com.vn |
Đồng thời, tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng...”.
Còn theo Khoản 3 Điều 26 Nghị định 93/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp:
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp”.
![]() |
Với những lời mời chào đi làm không cần hồ sơ, được làm việc ngay với mức lương hấp dẫn, người lao động, nhất là thiếu nữ có nguy cơ bị ép buộc phải làm những việc nhạy cảm hoặc phi pháp. Ảnh minh họa |
![]() Hiếm có khi nào Fake news, súng nổ lại thôi thúc tính hiếu kỳ của nhiều người như thế. Và điều đó không chỉ xảy ... |
![]() Số người tử vong vì dịch viêm phổi Vũ Hán do virus Corona (nCoV) tại Trung Quốc đã tăng lên 213, tổng số ca nhiễm ... |
![]() Sáng nay ngày 30/1 (tức mùng 6 âm lịch) đa số công nhân, người lao động trên địa bàn cả nước nói chung, Khu công ... |
Tin mới hơn

Chinh phục nhà tuyển dụng: Bí kíp săn việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết
Tin tức khác
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Công ty CP Đầu tư BVN Quảng Bình tuyển 82 lao động với nhiều vị trí việc làm

NVIDIA tuyển dụng nhiều vị trí tại Việt Nam - cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ

Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế tuyển dụng 1.000 lao động
