LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Quốc khánh 2/9 Nghiệp đoàn nghề cá ở Khánh Hòa: Sâu sát, chăm lo cho ngư dân khó khăn Thu hút lao động ngành Du lịch với mức lương cạnh tranh |
![]() |
Công ty Cổ phần Cà phê Mê trang là 1 trong số các doanh nghiệp thiếu sự phối hợp với cơ quan BHXH - Ảnh: THANH THẢO |
Nhiều doanh nghiệp "quen mặt"
Theo thống kê của BHXH tỉnh Khánh Hòa, tính đến cuối tháng 6/2022 có 1.225 đơn vị nợ BHXH của người lao động từ 1 tháng trở lên.
Cụ thể, chốt đến hết tháng 6/2022, tổng số tiền các khoản bảo hiểm mà đơn vị, doanh nghiệp nợ là 156,896 tỷ đồng. Trong đó, khối doanh nghiệp nhà nước nợ 25,299 tỷ đồng; khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ 91,914 tỷ đồng; khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nợ 7,973 tỷ đồng; khối khác (đơn vị ngoài công lập, hộ sản xuất kinh doanh cá thể..) nợ 2,607 tỷ đồng. Lãi chậm đóng là 29,103 tỷ đồng.
Trong số các doanh nghiệp nợ BHXH thì có đến 532 đơn vị nợ từ 06 tháng trở lên với số tiền nợ là 100,759 tỷ đồng. Lãi chậm đóng là 27,391 tỷ đồng. Lí do các đơn vị đưa ra là vì dịch bệnh COVID-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn dẫn đến việc chậm đóng BHXH.
Đáng chú ý, một số doanh nghiệp nằm trong danh sách “quen mặt” không chỉ nợ bảo hiểm lớn mà còn thiếu phối hợp với cơ quan BHXH để trả nợ, như: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh; Công ty CP Hàng không Hải Âu; Công ty CP Cà phê Mê Trang…
Việc nợ tiền BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp khiến quyền lợi của NLĐ bị ảnh hưởng, nhất là khi sử dụng các dịch vụ BHXH như khám chữa bệnh, nghỉ thai sản… Bên cạnh đó, tình trạng nợ này cũng gây khó khăn cho việc giải quyết các chế độ, chính sách cho NLĐ ở các đơn vị, doanh nghiệp khi cần thực hiện các thủ tục chi trả BHXH theo quy định như hưởng trợ cấp thất nghiệp…
![]() |
Được đóng BHXH là quyền lợi chính đáng của NLĐ. Ảnh: THANH THẢO |
Một số NLĐ làm việc ở Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Mai Linh tại Nha Trang (nợ BHXH 29 tháng), Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh (nợ BHXH 72 tháng), Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang (nợ BHXH 68 tháng) chia sẻ, việc doanh nghiệp không đoái hoài, quan tâm đến đóng các khoản bảo hiểm cho NLĐ khiến họ cảm thấy bất an. Bởi nếu bị ốm đau, tai nạn lao động hay sinh con thì các quyền lợi không được cơ quan BHXH giải quyết. Đến cả khi có chấm dứt hợp đồng lao động thì việc giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ cũng khó khăn. Đến tuổi nghỉ chế độ hưu trí cũng rất thiệt thòi.
Chị N.L.K.T đang làm việc trong lĩnh vực du lịch tại TP. Nha Trang chia sẻ: “Việc công ty không đóng tiền BHXH khiến các quyền lợi chính đáng của NLĐ không được thực hiện. Mặc dù biết doanh nghiệp chậm đóng BHXH nhưng hằng tháng chúng tôi vẫn được chi trả tiền lương cùng với tâm lí lo mất việc nên vẫn chấp nhận. Không ai muốn đi làm mà chế độ quyền lợi cơ bản bị thiệt thòi, cảm thấy không yên tâm gắn bó và cống hiến".
Tăng cường thực hiện các giải pháp
Đồng chí Lê Hùng Chính - Phó Giám đốc BHXH tỉnh Khánh Hòa cho biết, thời gian qua, cơ quan này đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để thu nợ BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Cụ thể như phối hợp với Công an tỉnh để tăng cường công tác thu nợ; phối hợp các sở, ngành, địa phương đôn đốc thu nợ; tăng cường hướng dẫn NLĐ, người dân tích cực cài đặt, sử dụng ứng dụng VSSID – BHXH số, điều này giúp người tham gia chủ động quản lý thông tin, trực tiếp giám sát việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN của bản thân.
Trong 6 tháng đầu năm, BHXH tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với 320 đơn vị về hàng loạt sai phạm trong việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm; chuyển hồ sơ 36 đơn vị nợ BHXH cho Công an tỉnh điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Phó Giám đốc BHXH tỉnh Khánh Hòa cho biết thêm, thời gian tới, đơn vị này tiếp tục tổ chức đối thoại với NSDLĐ và NLĐ để giải quyết những vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH; phối hợp các ngân hàng thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để đóng số tiền nợ BHXH theo hợp đồng ký kết giữa BHXH tỉnh và các ngân hàng. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành BHXH - Sở LĐ-TB&XH - LĐLĐ tỉnh trong công tác kiểm tra, giám sát, tuyên truyền, vận động NSDLĐ và NLĐ tuân thủ pháp luật lao động, thực hiện nghiêm túc chính sách BHXH. Tiếp tục chuyển hồ sơ các đơn vị nợ BHXH kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền lợi NLĐ đến cơ quan công an.
"Chúng tôi mong rằng việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp sẽ tạo chuyển biến tích cực trong công tác thu hồi, xử lý nợ đọng BHXH, bảo đảm quyền lợi cho hàng trăm nghìn NLĐ trên địa bàn tỉnh" - đồng chí Lê Hùng Chính nói.
Tính đến ngày 30/6/2022, BHXH Khánh Hòa đã thu được 1716,107 tỷ đồng. Tổng nợ BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ – BNN là 210,052 tỷ đồng, trong đó đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ – BNN: 155,043 tỷ đồng (bao gồm cả doanh nghiệp không còn hoạt động nhưng còn số nợ: 30,154 tỷ đồng), lãi chậm đóng: 41,814 tỷ đồng, ngân sách nợ BHYT: 13,195 tỷ đồng. |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
