Con công nhân chào hè tại nhà máy để thấu hiểu vất vả của cha mẹ |
Hội thảo nhằm thảo luận phương án phối hợp liên ngành thúc đẩy việc nhân rộng các sáng kiến về phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời tại Việt Nam, đặc biệt là các sáng kiến dành cho con em công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN - KCX).
Đây là hoạt động trong khuôn khổ chương trình giáo dục kỹ năng làm cha mẹ tích cực dành cho công nhân KCN - KCX, do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) triển khai, với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, và các tổ chức quốc tế khác.
![]() |
Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam - Đỗ Hồng Vân phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn |
Phát biểu tại Hội thảo, Trưởng ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam - Đỗ Hồng Vân cho biết: "Ngoài việc chăm lo cho lao động nữ, cho gia đình công nhân lao động thì con công nhân lao động cũng được Tổng LĐLĐ Việt Nam rất quan tâm, có nhiều chính sách hỗ trợ về tài chính, nơi gửi trẻ an toàn... Trong ưu tiên này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng các chính sách dành riêng cho con công nhân lao động, ví dụ như phối hợp với Bộ Giáo dục tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định 105 về Phát triển giáo dục mầm non, trong đó, ưu tiên rất lớn cho con công nhân KCN - KCX...
![]() |
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: HN |
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 1437 năm 2018 về Đề án chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025.
Trên cơ sở đó, Bộ Y tế, Trung tâm RTCCD và Đại học Monash (Úc) đã cùng phối hợp xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng làm cha mẹ tích cực có tiêu đề “Hành trình đầu đời và thí điểm tại 109 xã phường tỉnh Hà Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chương trình đào tạo này đã tác động giúp trẻ thông minh hơn, ngôn ngữ phát triển tốt hơn, khả năng vận động tinh và vận động thô tốt hơn. Cha mẹ cũng thay đổi hành vi theo hướng tích cực, chăm sóc con tốt hơn.
![]() |
Hình ảnh công nhân thực hành bài tập trong một khóa học làm cha mẹ tích cực. Ảnh: TL |
"Chương trình làm cha mẹ tích cực là để triển khai Đề án 1437 của Chính phủ và Quyết định 1268/2022/TTg về Chương trình Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 20230. Trước đây, Trung tâm RTCCD đã triển khai dự án này ở Hà Nam, tuy nhiên đối tượng là cộng đồng dân cư. Chúng tôi phối hợp với Trung tâm RTCCD để đối tượng công nhân trẻ tại các KCN - KCX của tỉnh Hà Nam và thành phố Hà Nội được thụ hưởng chương trình này. Qua quá trình triển khai từ tháng 7/2022 đến nay, chúng tôi nhận thấy, đây là một nội dung rất ý nghĩa, thiết thực, bổ ích với người lao động", đồng chí Đỗ Hồng Vân thông tin thêm.
Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất Trung tâm RTCCD phối hợp để triển khai thí điểm mô hình hữu ích này tại 10 nhà máy với 1065 công nhân được đào tạo trực tiếp và 971 công nhân tham gia học trực tuyến và hơn 200 cán bộ công đoàn được tiếp cận. Công nhân được lựa chọn các khóa học online miễn phí trên website https://ejol.vn về kỹ năng làm cha mẹ tích cực giai đoạn 1000 ngày đầu đời (mang thai – trẻ 24 tháng tuổi).
Các bài giảng được thiết kế sinh động, trực quan, dễ tiếp thu và thực hành với 6 khóa học chuyên biệt: Các giai đoạn mang thai - Chăm sóc trẻ 0-1 tuổi, Chăm sóc trẻ 1-2 tuổi, Để con không bị bạo hành ở nơi gửi trẻ, Tăng động giảm chú ý, Cha mẹ uống rượu bia làm chậm sự phát triển của trẻ. Dự kiến, trong quý 3/2023, chương trình sẽ cung cấp thêm 2 khóa học mới: kiểm soát cảm xúc và giao tiếp tích cực với con trẻ.
![]() |
ThS. Trần Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm RTCCD chia sẻ về bằng chứng khoa học và khuyến nghị quốc tế về phát triển trẻ toàn diện. Ảnh: HN |
Tại Hội thảo, những chuyên gia – diễn giả chia sẻ nhiều kiến thức hữu ích về phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời qua các bài tham luận, đặc biệt trong đó là các bài trình bày về kết quả tác động và chi phí hiệu quả của chương trình đào tạo kỹ năng làm cha mẹ tích cực trực tuyến và trực tiếp do GS. Jane Fisher và ThS. Yeji Baek thuộc Đại học Monash trình bày.
![]() |
GS. Jane Fisher, Đại học Monash trình bày tham luận. Ảnh: Hải Nguyễn |
Đặc biệt GS. James Cairns thuộc đại học Harvard đã trình bày về những tác động tích cực đối với một quốc gia khi vấn đề phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời được đầu tư một cách có hệ thống ở cả tài chính, chính sách và con người chuyên môn.
![]() |
TS.BS Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời. Ảnh: Hải Nguyễn |
"Điều gì có thể khiến một quốc gia phát triển thịnh vượng, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, mở rộng cơ hội công bằng tới mọi người? Tổ chức Y thế Thế giới đã đưa ra câu trả lời trong cuốn hướng dẫn về khung chăm sóc nuôi dưỡng phát triển trẻ: Đó là đầu tư vào phát triển trẻ toàn diện giai đoạn đầu đời, không chỉ giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng mà còn thúc đẩy năng lực phát triển của một quốc gia", TS. BS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em nêu quan điểm.
![]() Công đoàn và Khoa Mắt – Bệnh viện Quân y 175 phối hợp cùng các đơn vị đồng hành trong và ngoài quân đội thực ... |
![]() 100 công nhân lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong ngành Xây dựng đã được tầm soát phát hiện sớm ... |
![]() Câu chuyện "nhặt được mẹ" dưới đây được các mạng xã hội công nhân chia sẻ có sức lan tỏa khiến lòng người ấm lại. ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
