Hoạt động Công đoàn

Hiệu quả từ Phong trào “Trường giúp trường” ở Lâm Đồng

ĐOÀN LÂM
Tác giả: ĐOÀN LÂM
“Trường giúp trường” là phong trào thi đua được Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng tổ chức hiệu quả từ nhiều năm qua; ý nghĩa hơn khi phong trào ngày càng có thêm những khu nhà công vụ giáo viên được xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp.
Hiệu quả từ Phong trào “Trường giúp trường” ở Lâm Đồng
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng khởi công xây dựng nhà công vụ giáo viên Trường THPT Đạ Tông, huyện Đam Rông. Ảnh: ĐVCC

Từ chủ trương phù hợp, cách làm linh hoạt

Đồng chí Ngô Văn Sơn, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng cho biết, “Trường giúp trường” là phong trào thi đua được đơn vị này tổ chức từ việc cụ thể hóa Cuộc vận động “Ủng hộ giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn” do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phát động.

“Đây cũng là một trong những nội dung của quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác mà chúng tôi đã ký kết với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh ngay từ đầu nhiệm kỳ 2018 - 2023”, đồng chí Ngô Văn Sơn chia sẻ.

Theo đó, trước khai giảng năm học mới hằng năm, đơn vị này chỉ đạo, hướng dẫn cho các công đoàn cơ sở (CĐCS) bám sát kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường để rà soát, nắm chắc nhu cầu ở nhà công vụ của cán bộ, đoàn viên, người lao động (NLĐ) và điều kiện, khả năng đáp ứng của mỗi đơn vị trường học. Từ đó, tổng hợp báo cáo kịp thời về Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh.

Trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tế và đăng ký hỗ trợ xây dựng nhà công vụ giáo viên của các đơn vị trực thuộc, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng trao đổi, thống nhất với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch xây mới, sửa chữa khu nhà công vụ giáo viên trong toàn tỉnh; đồng thời hướng dẫn các đơn vị, CĐCS thực hiện Cuộc vận động “Ủng hộ giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn” và Phong trào “Trường giúp trường” với những cách làm phù hợp, linh hoạt.

Hiệu quả từ Phong trào “Trường giúp trường” ở Lâm Đồng
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng bàn giao hệ thống lọc nước sạch cho khu nhà công vụ giáo viên. Ảnh: ĐVCC

Cụ thể, với chủ trương tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng, tu sửa nhà công vụ, công trình vệ sinh, nước sạch...tạo điều kiện cho giáo viên vùng sâu, vùng xa có nguồn nước, nơi ở ổn định, an tâm công tác đã được các CĐCS quan tâm hưởng ứng, thực hiện hiệu quả.

Các đơn vị Phòng Giáo dục và Đào tạo thì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) cùng cấp phân công các đơn vị trực thuộc ở vùng thuận lợi, có điều kiện giúp đỡ các đơn vị khó khăn trên địa bàn như: quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, tiền mặt, công trình nước sạch, giếng khoan, nhà công vụ, nhất là thiết bị giảng dạy học.

Còn đối với các CĐCS trường học thì chủ động đăng ký hỗ trợ xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp nhà công vụ, giếng nước, công trình nước sạch…cho các đơn vị bạn theo định hướng của Công đoàn Giáo dục tỉnh; đồng thời vận động, quyên góp và chuyển kinh phí về đơn vị được nhận hỗ trợ để báo cáo cấp ủy Đảng, phối hợp với lãnh đạo đơn vị tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng quy định và có đối ứng ít nhất 10% so với kinh phí các đơn vị vận động đóng góp hỗ trợ.

Không chỉ phân công hỗ trợ về vật chất, thiết bị dạy học, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng còn động viên, khích lệ các đơn vị giúp đỡ nhau trong hoạt động chuyên môn như: dự giờ, góp ý, giao lưu chia sẻ về công tác quản lý trường học, chuyên môn, các hoạt động nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, trong giảng dạy…góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”.

Hiệu quả từ Phong trào “Trường giúp trường” ở Lâm Đồng
Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng bàn giao nhà công vụ giáo viên tại Trường THCS&THPT Xuân Trường, thành phố Đà Lạt. Ảnh: ĐVCC

Đến sự đồng thuận, lan tỏa và có nhiều công trình thiết thực

Vẫn theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng Ngô Văn Sơn, từ chủ trương phù hợp và cách làm linh hoạt, luôn có sự thống nhất giữa ban chấp hành CĐCS và lãnh đạo các đơn vị nên đã nhận được sự đồng thuận cao trong cán bộ, đoàn viên, NLĐ, cùng chia sẻ với những đơn vị, địa phương có điều kiện khó khăn hơn ở đơn vị mình.

Đơn cử như, năm học 2017 - 2018 có 46 CĐCS thực hiện vận động cán bộ, đoàn viên, NLĐ ủng hộ để giúp đỡ xây dựng 2 nhà công vụ giáo viên ở 2 đơn vị thuộc vùng khó khăn là Trường THPT Đạ Tông, huyện Đam Rông và Trường THPT Lộc Thành, huyện Bảo Lâm với tổng giá trị 825 triệu đồng; Trong năm học này, các phòng giáo dục, đơn vị, trường học trực thuộc Sở Giáo dục tỉnh Lâm Đồng cũng hỗ trợ nhau bằng hiện vật, tiền mặt với tổng trị giá hơn 497 triệu đồng.

Năm học 2018 – 2019 có 41 CĐCS thực hiện giúp đỡ Trường THPT Đạm Ri, thành phố Bảo Lộc xây dựng khu nhà công vụ giáo viên trị giá 500 triệu đồng và giúp đỡ Trường THCS&THPT Đạ sar, huyện Lạc Dương làm giếng khoan với số tiền 45 triệu đồng; các đơn vị khác cũng hỗ trợ nhau bằng hiện vật, tiền mặt với tổng trị giá hơn 422 triệu đồng.

Hay năm học 2019 – 2020, đã có 45 CĐCS vận động đóng góp, ủng hộ tiền và hiện vật trị giá 437 triệu đồng làm công trình vệ sinh, giếng khoan, lát nền, mái tôn nhà công vụ tại 4 đơn vị trường học; đồng thời hỗ trợ 200 triệu đồng làm thêm 1 khu nhà vệ sinh, nhà tắm cho khu tập thể giáo viên Trường THPT Đạ Tông, huyện Đam Rông.

Từ số tiền và hiện vật trị giá 393 triệu đồng vận động cán bộ, đoàn viên, NLĐ ở 45 CĐCS, năm học 2020 – 2021 đã giúp 2 đơn vị xây dựng mới và sửa chữa nhà công vụ giáo viên tại Trường THCS&THPT Xuân Trường, thành phố Đà Lạt và THCS&THPT Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm; trong năm học này, các đơn vị cũng hỗ trợ nhau bằng hiện vật, tiền mặt với tổng trị giá hơn 620 triệu đồng.

Hiệu quả từ Phong trào “Trường giúp trường” ở Lâm Đồng

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng bàn giao công trình giếng khoan cho khu nhà công vụ giáo viên Trường THPT Lang Biang. Ảnh: ĐVCC

Còn năm học 2021 – 2022, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bện Covid-19 nhưng từ Phong trào “Trường giúp trường” đã có 3 công trình sửa chữa nhà công vụ giáo viên được LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng ra quyết định công nhận với tổng số tiền hơn 262 triệu đồng. Vận động các đơn vị CĐCS hỗ trợ công trình giếng khoan cho Trường Tiểu học Liên Đầm với số tiền 38 triệu đồng; hỗ trợ ngành Giáo dục tỉnh Sóc Trăng 10 triệu đồng; vận động cán bộ, giáo viên, đoàn viên ủng hộ, thu gom hơn 120 tấn rau, củ, quả với 7 “Chuyến xe yêu thương”, kịp thời chia sẻ khó khăn của nhà giáo ở một số tỉnh bạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng Ngô Văn Sơn cũng chia sẻ rằng, chính từ Phong trào “Trường giúp trường” ở đơn vị này được thực hiện hiệu quả đã lan tỏa đến cả các đơn vị ngoài tỉnh. Ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô Hà Nội cũng tin tưởng hỗ trợ 500 triệu đồng xây mới khu nhà công vụ giáo viên tại Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, huyện Đam Rông và xây mới khu nhà công vụ giáo viên Trường THPT Đạ Tông, huyện Đam Rông với trị giá 740 triệu đồng.

Thiết thực chào mừng đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 - 2028, từ tháng 1/2023 đến nay, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành và được LĐLĐ tỉnh gắn biển 4 công trình sửa chữa, nâng cấp nhà công vụ giáo viên với tổng số tiền gần 500 triệu đồng nhờ Phong trào “Trường giúp trường”; đồng thời tiếp tục đăng ký xây mới 1 khu nhà và sửa chữa 1 khu nhà công vụ giáo viên với trị giá trên 600 triệu đồng để chào mừng Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028.

“Chính sự sẻ chia, góp sức của mỗi cán bộ, giáo viên, NLĐ trong ngành, mỗi năm Phong trào “Trường giúp trường” đã giúp hàng trăm đồng nghiệp được cải thiện nơi sinh hoạt khi phải sống xa gia đình, người thân, bền lòng vượt qua khó khăn, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương ngày càng phát triển”, đồng chí Ngô Văn Sơn khẳng định.

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm