![]() |
Bà Đinh Thị Thanh Hà - Phó Chủ tịch LĐLĐ Đà Nẵng trả lời PV về vụ việc đình công của tài xế xe buýt công ty Quảng An 1. Ảnh: XH |
Trao đổi với PV Cuộc Sống An Toàn, bà Đinh Thị Thanh Hà - Phó Chủ tịch LĐLĐ Đà Nẵng người trực tiếp làm việc với đại diện Công ty cổ phần công nghiệp Quảng An 1 cho biết; "Sau khi xảy ra sự việc người lao động gồm tài xế và phụ xe buýt của công ty đình công, LĐLĐ Đà Nẵng đã ngay lập tức liên lạc làm việc với đại diện công ty cũng như Công đoàn cơ sở của đơn vị".
Theo bà Hà, trong buổi làm việc, hai vấn đề mà người lao động ở đây bức xúc liên quan đến việc BHXH không được chi trả và chậm thanh toán lương đều được yêu cầu làm rõ tại buổi làm việc.
Cụ thể, về tình hình nợ BHXH thì công ty là đơn vị thường xuyên nợ BHXH, năm 2018 và năm 2019, LĐLĐ đã phối hợp nhắc nhở, xuống làm việc, tuy nhiên đơn vị rất chây ì. Theo số liệu thống kê, công ty này đã nợ BHXH từ tháng 4 đến tháng 12 tổng cộng là 8 tháng nợ BHXH của người lao động. Lý do được công ty này đưa ra là vì khó khăn tài chính.
Tuy nhiên, LĐLĐ Đà Nẵng trong buổi làm việc đã thể hiện rõ quan điểm cương quyết yêu cầu đơn vị phải giải quyết việc đóng bảo hiểm cho người lao động. "Chúng tôi đã nói rõ đề nghị công ty phải giải quyết việc đóng bảo hiểm cho người lao động, quan điểm chúng tôi là cương quyết, còn doanh nghiệp đổ lỗi là vì nộp ngân sách chưa được giải ngân là không đúng theo quy định của pháp luật, công ty phải giải quyết với đối tác hay đơn vị Nhà nước, còn đối với người lao động thì công ty phải thực hiện việc thanh toán bảo hiểm. Hai câu chuyện này là khác nhau. Trong trường hợp công ty nợ BHXH của người lao động thì công ty phải chi trả. Vì công ty sai mà người lao động không được hưởng các chế độ về thăm khám, ốm đau, không được hưởng chế độ thất nghiệp, tiền ốm đau thai sản thì đó là việc không thể chấp nhận được", bà Hà nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bà Hà cho biết trong trường hợp mà nhiều doanh nghiệp chây ì, không chịu thanh toán bảo hiểm mà làm công tác tư tưởng người lao động để người lao động nguôi ngoai thì LĐLĐ Đà Nẵng sẽ hướng dẫn người lao động khiếu nại.
Mặt khác, người lao động cần phải nắm rõ quyền lợi mà bản thân có được tìm đến đúng tổ chức công đoàn để đòi hỏi quyền lợi mà bản thân đáng ra được nhận. "Thực tế, nhiều người lao động khi công đoàn xuống tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và phát luật người lao động thì họ thường không dự dẫn đến việc người lao động không nắm hết được nên khi gặp rủi ro thường người lao động sẽ không biết phải làm sao, tìm đến ai. Trong một số trường hợp vì thiếu hiểu biết mà chấp nhận thỏa hiệp với cái sai. Bất cứ khi nào người lao động tìm đến chúng tôi sẽ hướng dẫn người lao động để đòi bằng được quyền lợi. Điều đó nhằm đảm bảo tình răn đe của pháp luật và quyền lợi của người lao động", bà Hà cho biết thêm.
Còn về việc chậm chi trả lương, theo cam kết của công ty Quảng An 1 thì từ ngày 10 - 15 tháng sau sẽ nhận lương của tháng trước có nghĩa là ngày 15/12 là họ phải thanh toán lương tháng 11. Tuy nhiên công ty này đã chậm trả lương 16 ngày.
Doanh nghiệp cũng chia sẻ là đang khó khăn. LĐLĐ Đà Nẵng đã nói rõ quan điểm là doanh nghiệp sai khi chậm lương so với cam kết. Nếu đúng thì doanh nghiệp phải trả lãi ngân hàng cho 16 ngày đó. Ngay trong sáng 2/1, doanh nghiệp cho biết đã làm việc với ngân hàng để giải quyết việc thanh toán lương cho người lao động.
Được biết, sau đó, khi được giải quyết lương người lao động đã đi làm lại bình thường.
Ngày 1/1, hàng trăm tài xế xe buýt của công ty Quảng An 1 đã tụ tập tại bến xe Xuân Diệu, Đà Nẵng để đình công vì công ty chậm chi trả lương và BHXH cho người lao động. |
![]() Khai trương tuyến xe buýt liên tỉnh, với giá cả phù hợp, người dân, người lao động đi xe buýt từ bến xe trung tâm ... |
![]() Ngày 1/1, hàng trăm tài xế xe buýt trợ giá tại Đà Nẵng đình công, lo mất tết vì Công ty Quảng An 1, đơn ... |
![]() Liên quan đến vụ việc lái xe của hãng xe buýt Khanh Quỳnh vừa điều khiển phương tiện vừa dùng điện thoại được đăng tải ... |
![]() Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Bên cạnh nỗi ám ảnh sợ phạt của ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
