Hoạt động Công đoàn

Giải pháp đảm bảo an ninh trong công nhân lao động

Hồng Nhung
Tác giả: Hồng Nhung
Chiều ngày 30/11, tại Bộ Công an, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức diễn đàn “Các giải pháp nắm chắc tình hình công nhân, ổn định quan hệ lao động, đảm bảo an ninh trong công nhân”.
LĐLĐ Bình Dương vận động hỗ trợ công nhân lao động bị bệnh hiểm nghèo

Diễn đàn do đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐ Việt Nam; Thiếu tướng Ngô Hoài Thu - Phó Cục trưởng Cục Công tác đảng và Công tác chính trị, Bộ Công an và đồng chí Trần Thị Diệu Thúy - Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh đồng chủ trì.

Các giải pháp đảm bảo an ninh trong công nhân lao động
Thiếu tướng Ngô Hoài Thu - Phó Cục trưởng Cục Công tác đảng và Công tác chính trị, Bộ Công an (giữa) cùng các đồng chí chủ trì diễn đàn. Ảnh: Tô Thế

Phối hợp hiệu quả với Bộ Công an

Phát biểu tại diễn đàn, đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo – Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh, đây là nội dung quan trọng trong hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn mới nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần đảm bảo an ninh công nhân.

Gần đây, việc bảo đảm an ninh trật tự trong công nhân đặt ra yêu cầu cao hơn do xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Đã có nhiều loại tội phạm len lỏi vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi ở của công nhân lao động để hoạt động, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự trong khu vực và đe doạ cuộc sống yên bình của họ.

Ngoài ra, những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tiếp tục làm cho công nhân vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn... Điều này cũng làm gia tăng nguy cơ công nhân bị các loại tội phạm lôi kéo. Tội phạm “tín dụng đen” ráo riết hoạt động trở lại với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp và công khai hơn.

"Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, theo cam kết, Việt Nam sẽ phải cho phép thành lập các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, nhưng không thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đây là vấn đề nhạy cảm, chưa có tiền lệ, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của Công đoàn Việt Nam mà còn tiềm ẩn những nguy cơ về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội", đồng chí Vũ Mạnh Tiêm phân tích thêm.

Các giải pháp đảm bảo an ninh trong công nhân lao động
Đồng chí Vũ Mạnh Tiêm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu đề dẫn tại diễn đàn. Ảnh: Tô Thế

Xác định rõ nhiệm vụ phải tham gia bảo đảm an ninh, an toàn cho công nhân lao động, thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng hệ thống văn bản tổ chức triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự trong công nhân, viên chức, lao động, tiêu biểu như: hai lần ký Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong công tác bảo đảm an ninh trật tự (tháng 9/2017 và tháng 4/2023); Tổng Liên đoàn và Bộ Công an ban hành và triển khai Kế hoạch biểu dương điển hình tiên tiến công nhân, viên chức, lao động trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động...

Trong những năm qua, sự phối hợp của các cấp công đoàn với lực lượng công an đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nhất là ở cơ sở. Các cấp công đoàn đã phối hợp với lực lượng công an tổ chức được hàng nghìn cuộc tuyên truyền cho hàng triệu lượt đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.

Hình thức, biện pháp tuyên truyền được đổi mới và đa dạng hóa như: tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; tuyên truyền, vận động, tư vấn pháp luật tại nơi ở, nơi làm việc của đoàn viên, người lao động; xây dựng tủ sách pháp luật, hòm thư góp ý, tố giác tội phạm, tuyên truyền cổ động trực quan... với nội dung cô đọng, ngắn gọn cảnh báo về nguy cơ và tác hại của tội phạm, ma túy và tệ nạn xã hội...

Tổ chức Công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đoàn viên, người lao động về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, qua đó đã góp phần tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, ma tuý và tệ nạn xã hội trong công nhân, viên chức, lao động và kịp thời phát hiện ngăn chặn âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch.

Các giải pháp đảm bảo an ninh trong công nhân lao động
Cục trưởng Cục Công tác đảng và Công tác chính trị, Bộ Công an - Ngô Thị Hoàng Yến phát biểu chào mừng Diễn đàn. Ảnh: Văn Quân

Thiếu tướng Ngô Hoài Thu - Phó Cục trưởng Cục Công tác đảng và Công tác chính trị, Bộ Công an khẳng định, sự phối hợp có trách nhiệm, hiệu quả giữa Bộ Công an và Tổng LĐLĐ Việt Nam trên các mặt công tác, trong đó có công tác đảm bảo an ninh trật tự đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của lực lượng CAND cũng như nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời gian qua. Qua đó, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.

Tăng cường các giải pháp đảm bảo an ninh

Diễn đàn đã lắng nghe 9 nội dung tham luận của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn Công an Nhân dân và đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an. Các ý kiến tham luận với nhiều góc độ tại các địa phương đã phản ánh điều kiện sống, làm việc và tình hình an ninh của hàng triệu công nhân tại các khu công nghiệp, những kết quả phối hợp giữa ngành Công an và tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, thể hiện vấn đề đảm bảo an ninh cho công nhân lao động luôn được quan tâm triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả.

Trình bày tham luận của mình, đồng chí Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh cho rằng: "Tăng cường đối thoại, thương lượng tập thể, chăm lo, đảm bảo quyền lợi của người lao động chính là giải pháp căn cơ, hiệu quả giúp ổn định quan hệ lao động tại cơ sở".

Tại TP Hồ Chí Minh, công tác thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước rất được chú trọng, đã có nhiều đổi mới trong cách thức thực hiện, xuất hiện nhiều mô hình mới.

Các giải pháp đảm bảo an ninh trong công nhân lao động
Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh - Phạm Chí Tâm trình bày tham luận tại diễn đàn. Ảnh: Văn Quân

Cụ thể là mô hình thương lượng tập thể nhóm doanh nghiệp thông qua thành lập, tổ chức hoạt động, thống nhất cơ chế đối thoại, thương lượng trong nhóm nòng cốt; mô hình thương lượng tập thể nhóm doanh nghiệp có sự tham gia của đại diện các nhãn hàng quốc tế, tổ chức phi chính phủ (Tổ chức May mặc công bằng – Fairwear; Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững – IDH, Công đoàn Hà Lan – CNV), và cơ quan quản lý nhà nước để hỗ trợ, thúc đẩy các bên trong quá trình đối thoại, thương lượng tập thể, đạt kết quả đáng ghi nhận.

Video: Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh - Phạm Chí Tâm trình bày tham luận tại Diễn đàn “Các giải pháp nắm chắc tình hình công nhân, ổn định quan hệ lao động, đảm bảo an ninh trong công nhân”.

Trình bày tham luận với chủ đề "Xây dựng mô hình tự quản trong công nhân lao động ở các khu công nghiệp, tiếp nhận xử lý kịp thời những bức xúc trong công nhân, ổn định quan hệ lao động”, đồng chí Bùi Công Hoan – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật - LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết: Đội Công nhân xung kích tự quản về an ninh trật tự trong doanh nghiệp là tổ chức tự nguyện của người lao động tại doanh nghiệp được lực lượng Công an hướng dẫn về pháp luật, nghiệp vụ để tham gia công tác bảo đảm an ninh trật tự tại doanh nghiệp.

Mô hình được thành lập tại Bình Dương trong những năm qua đã phát huy vai trò làm chủ, tính tích cực, sáng tạo của Nhân dân trong phòng ngừa tội phạm.

"Đây cũng là cơ sở để đề xuất Tinh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương chỉ đạo về công tác bảo vệ an ninh trật tự; góp phần xây dựng củng cố thế trận an ninh nhân dân; góp phần củng cố hệ thống chính trị, xây dựng lực lượng nòng cốt về bảo vệ an ninh trật tự tạo cơ sở; phục vụ hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn", đồng chí Bùi Công Hoan nhấn mạnh.

Mỗi nội dung tham luận đã đóng góp những cách làm sáng tạo, hiệu quả tại các địa phương vào nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn cho công nhân lao động.

Các giải pháp đảm bảo an ninh trong công nhân lao động
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Văn Quân

"Xác định trong giai đoạn mới, tình hình thế giới và trong nước có nhiều vấn đề diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, trong đó có các thế lực thù địch nhắm vào công nhân lao động, công đoàn để phá hoại sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta. Do đó, việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và thực hiện các giải pháp nắm chắc tình hình công nhân, ổn định quan hệ lao động, đảm bảo an ninh trong công nhân là nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị. Chúng ta cần phải tăng cường bảo vệ và làm sâu sắc hơn nữa những thành tựu, đóng góp quan trọng của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam", đồng chí Trần Thị Diệu Thúy - Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh phát biểu kết luận.

Đồng chí Trần Thị Diệu Thúy cũng khẳng định, những ý kiến đóng góp, những nội dung hay và cách làm mới trong diễn đàn hôm nay sẽ được ghi chép đầy đủ và nhanh chóng gửi về Tiểu ban Nội dung của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam để tổng hợp báo cáo Đại hội, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là tổ chức của người lao động, do người lao động, vì người lao động.

Lâm Đồng: Nhiều giải pháp phối hợp đảm bảo an ninh trong công nhân Lâm Đồng: Nhiều giải pháp phối hợp đảm bảo an ninh trong công nhân

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh và Công an tỉnh Lâm Đồng sẽ phối hợp triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an ninh trật ...

Công đoàn Việt Nam nỗ lực hành động vì người lao động Công đoàn Việt Nam nỗ lực hành động vì người lao động

Nhiệm kỳ 2018-2023, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức song với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công đoàn, ...

Công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã hoàn tất Công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã hoàn tất

Tại hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 17, khóa XII, đồng chí Trần Thanh Hải – Phó Chủ tịch Thường ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm