![]() |
Đại diện Công đoàn ngành Công thương tỉnh Quảng Trị gặp gỡ công nhân Công ty CP May Quảng Trị để nắm bắt tình hình và nguyện vọng của công nhân bị nợ BHXH. Ảnh: CTV |
Trả lời: Điều 57 Luật ATVSLĐ quy định, hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ gồm có:
- Sổ BHXH.
- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do đơn vị sử dụng lao động lập theo mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam.
Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
Về trách nhiệm lập, nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, Khoản 9 Điều 38, Luật ATVSLĐ quy định: “Người sử dụng lao động nơi xảy ra TNLĐ có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ về TNLĐ, BNN từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN”.
Khoản 1, Điều 59 Luật ATVSLĐ quy định: “Người sử dụng lao động (NSDLĐ) nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Luật này.”
Bạn Nguyễn Trần Thu Hương, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu An Phú Hưng (Hà Nam) hỏi: Cách đây 4 năm, một NLĐ làm việc trong công ty tôi bị TNLĐ và được bảo hiểm giải quyết chế độ TNLĐ. Tháng 3/2022, NLĐ này đi làm thì bị TNLĐ thêm một lần nữa. Xin hỏi, trường hợp này BHXH sẽ giải quyết như thế nào?
Trả lời: Căn cứ theo Điều 45 Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định điều kiện hưởng chế độ TNLĐ, NLĐ tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN được hưởng chế độ TNLĐ khi có đủ các điều kiện sau đây:
Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật Lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
- NLĐ không được hưởng chế độ do Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại Khoản 1, Điều 40 của Luật ATVSLĐ năm 2015.
Theo thông tin bạn cung cấp, NLĐ vài năm về trước đã bị TNLĐ và được BHXH giải quyết chế độ TNLĐ. Đến nay lại bị TNLĐ thêm một lần nữa; trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải bồi thường theo từng lần đối với NLĐ bị TNLĐ. Nguyên tắc là TNLĐ lần nào thì thực hiện bồi thường hoặc trợ cấp cho lần đó. NSDLĐ không được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó. Vì vậy, NLĐ vẫn được hưởng chế độ TNLĐ theo quy định của pháp luật BHXH.
![]() Ngoài việc hoàn tất hồ sơ, thủ tục để giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn, rủi ro cho thuyền viên tử vong do ... |
![]() Tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) giúp người lao động (NLĐ) quản lý tài chính cá nhân, có thêm một công cụ quản lý ... |
![]() Giai đoạn 2016 - 2020 Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã giải quyết cho 14.255 trường hợp được hưởng trợ ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
