Người lao động

Điều kiện làm việc ảnh hưởng sức khỏe lao động ngành May thế nào?

ThS. ĐẶNG THỊ VÂN QUÝ - Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Theo Tổng cục Thống kê, số lượng công nhân, nhất là công nhân nữ đang gia tăng theo sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp (KCN). Hiện hơn 80% lực lượng lao động sản xuất tại các nhà máy may mặc và da giày là nữ. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động (ĐKLĐ) tới sức khỏe NLĐ, trong đó có lao động nữ tại các nhà máy may công nghiệp là vấn đề có ý nghĩa thiết thực.
Điều kiện làm việc ảnh hưởng sức khỏe lao động ngành May thế nào?
Khảo sát vi khí hậu tại Công ty TNHH Lan Lan (Thái Bình). Ảnh: Vũ Trung.

NLĐ ít được bảo vệ

Để ngành may phát triển, các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu đòi hỏi chất lượng của sản phẩm ngày càng cao để cạnh tranh. Đây là nguyên nhân tạo ra sức ép, gánh nặng lao động, tâm lý cho NLĐ. Bởi NLĐ phải tăng ca, làm việc với cường độ cao trong tư thế gò bó kết hợp với tác động của tiếng ồn, môi trường nóng ẩm, nồng độ bụi cao…Những yếu tố này gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe NLĐ, đặc biệt là lao động nữ. Vì thế, tỷ lệ ốm đau, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp và tai nạn thương tích có xu hướng gia tăng.

Mặt khác, các công ty may không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu đặt hàng, số lượng dây chuyền sản xuất tăng lên trong khi điều kiện nhà xưởng không được mở rộng, dẫn đến việc sắp xếp vị trí làm việc chưa phù hợp, chưa đáp ứng được việc lắp đặt các các thiết bị nhằm giảm thiểu, xử lý ô nhiễm cho môi trường lao động. Điều này sẽ có những hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ làm ảnh hưởng xấu tới an toàn sức khỏe đối với NLĐ.

Khi nghiên cứu về ĐKLĐ của công nhân dệt may tại các nước châu Á, một số tác giả cho rằng bụi và vi khí hậu bất lợi đang là vấn đề có nguy cơ cao đối với sức khỏe công nhân dệt may ở đây. Những nghiên cứu này đã ghi nhận môi trường vi khí hậu bất lợi đang rất phổ biến, gây hậu quả xấu cho sức khỏe NLĐ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trên 60% NLĐ trong ngành may mặc công nghiệp phải chịu đựng điều kiện không tốt, tư thế gò bó, gây ra nhiều bệnh ở hệ thống cơ, xương, khớp của công nhân.

Các vấn đề sức khỏe cộng đồng lên quan đến ĐKLĐ không an toàn đang là mối đe dọa tiềm tàng trong ngành may. NLĐ hằng ngày phải chịu những gánh nặng của việc thực hành kém ATVSLĐ, có thể gây đau và tàn tật các chức năng của hệ thống cơ xương trên cơ thể.

Thống kê cho biết, khoảng trên 6 nghìn người chết mỗi ngày do các vấn đề liên quan đến bệnh nghề nghiệp trên thế giới. Các vấn đề về điều kiện an toàn và sức khỏe nơi làm việc là khác nhau giữa các quốc gia, các tổ chức; song có điểm chung là chúng diễn ra phổ biến ở các nước đang phát triển, nơi những NLĐ ít được bảo vệ đã tham gia vào công việc vận hành máy may trong ngành May mặc.

Điều kiện làm việc ảnh hưởng sức khỏe lao động ngành May thế nào?
Bụi từ bông, vải may, tiếng ồn, đông người làm việc trong xưởng... là những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp đối với công nhân ngành May. Ảnh: VŨ TRUNG.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe NLĐ

Sự gò bó của ĐKLĐ buộc người công nhân thường xuyên phải chịu đựng các tư thế gây mệt mỏi trường diễn. Thời gian lao động và nghỉ ngơi không hợp lý cũng tạo ra sự xáo trộn các hoạt động tâm sinh lý của NLĐ, gây nên các rối loạn bệnh lý, stress nghề nghiệp. Tiếng ồn là một đặc trưng của nghề may, dù cường độ thường không cao (70 đến 90 db), song do chịu tác động thường xuyên, liên tục nên gây ra các rối loạn sinh lý cấp hoặc mạn tính đối với NLĐ. Theo tác giả Mehta R (2012), trong các xưởng may, công nhân nữ phải làm việc trong một môi trường có tiếng ồn phát ra từ các máy may; và khi cùng một lúc số lượng lớn máy may hoạt động sẽ gây tiếng ồn có cường độ cao, ảnh hưởng sức khỏe của họ.

Thiết bị chiếu sáng và vị trí làm việc có cường độ chiếu sáng không phù hợp cũng ảnh hưởng đến thần kinh; các loại bụi sẽ gây nên các bệnh đường hô hấp; trong khi bị kim đâm vào ngón tay là một trong những tai nạn xảy ra phổ biến nhất ở công nhân may. Việc tổ chức, sắp xếp, cố định máy may không tốt còn dẫn đến bị rung, tác động đến toàn bộ cánh tay, cổ tay, bàn tay, gây đau, mỏi, tê ngón tay, cánh tay và đau đầu. Bụi hữu cơ thậm chí nhiều khi là bụi tổng hợp là một đặc trưng đối với công nghệ may. NLĐ tiếp xúc với bụi ngay từ quá trình chế biến bông dẫn đến các bệnh về đường hô hấp...

Hầu hết các công đoạn của dây chuyền công nghệ may bụi đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Mặc dù bụi hữu cơ có thể ngăn được bằng khẩu trang tới trên 80%, song chỉ cần một lượng nhỏ hít phải ở những người dễ cảm nhiễm cũng có thể gây nên những rối loạn bệnh lý ở người tiếp xúc. Trong giai đoạn hiện nay, các loại sợi nguyên liệu dùng trong ngành dệt may đã có sự pha trộn của nhiều tác nhân hóa học khác, do vậy tính độc hại cũng có những thay đổi. Theo nghiên cứu của Xinru Huang, tổng hợp từ 15 nghiên cứu cho biết, phơi nhiễm trong ngành dệt may có liên quan đến nguy cơ ung thư phổi bao gồm bụi bông và len.

Mức độ căng thẳng ở nữ công nhân may công nghiệp có thể do từ việc không sẵn sàng, hoặc không hài lòng khi thời gian lao động kéo dài, hay phải tăng ca làm thêm giờ. Triệu chứng lo âu và trầm cảm ở công nhân may mặc có tỷ lệ gia tăng ở các mức đều cao hơn so với NLĐ trong các ngành nghề khác.

Điều kiện làm việc ảnh hưởng sức khỏe lao động ngành May thế nào?
Khám sức khỏe sinh sản và tầm soát ung thư cho nữ công nhân Xí nghiệp May Khatoco (Khánh Hòa). Ảnh: PHƯƠNG LINH.

Tính chất công việc gây bệnh nghề nghiệp

Nghề may đòi hỏi ngồi lâu, ít thay đổi tư thế trong một thời gian dài, lặp đi lặp lại, việc chỉ sử dụng lặp đi lặp lại một số khớp đã dẫn đến sự phát triển của chứng viêm khớp. Công nhân tham gia vào các công việc may bằng tay có thể gặp tỷ lệ rối loạn cơ xương cao, do các cử động tay và cánh tay lặp đi lặp lại và do các tư thế làm việc kém phải duy trì trong thời gian dài. Những công việc này thường có tính lặp lại cao, liên quan đến sự phối hợp của tay và thị giác thường được thực hiện ở tư thế ngồi lâu trong quá trình làm việc. Khi thực hiện các thao tác này thường yêu cầu công nhân phải có tư thế nghiêng đầu và thân về phía trước để quan sát điểm may tốt hơn. Tình trạng như vậy có thể tạo ra một tải trọng vật lý quá mức lên hệ thống cơ xương và cuối cùng có thể dẫn đến phát triển rối loạn cơ xương giữa các nhóm làm may mặc.

Những hoạt động này được biết đến với đặc điểm tư thế làm việc không tự nhiên với những hành động lặp đi lặp lại, vì vậy NLĐ thường dễ mắc các bệnh rối loạn cơ xương khớp do tính chất công việc. Trong số các cảm giác khó chịu, đau lưng chiếm ưu thế hơn ở công nhân. Chứng đau mỏi cơ xương khớp rất phổ biến trong những nhà máy ngành may mặc. Hầu hết các hoạt động như may, ép, cắt đều có đặc điểm là ngồi lâu, tư thế nghiêng về trước của chi trên và sử dụng tay nhiều lần để điều khiển và cảm nhận đồ vật và công cụ.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra 14 vấn đề lớn về sức khỏe và ảnh hưởng tới sức khỏe NLĐ bắt nguồn từ môi trường làm việc, tính chất công việc của họ. Các bệnh tật, chấn thương và đau mỏi chủ yếu ở công nhân may công nghiệp là viêm da dị ứng, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, mờ mắt, đau mỏi các cơ, đau cổ, tê và đau mỏi ngón tay - cánh tay, đau dạ dày; chấn thương do cắt.

NLĐ làm việc ở ĐKLĐ không đảm bảo tiêu chuẩn có liên quan đáng kể đến đau tay, khuỷu tay, cổ và vai. Các bệnh viêm nhiễm có hại gây đau và tàn tật các chức năng của khuỷu tay, cánh tay, cổ tay và bàn tay. Các nữ công nhân cho biết công việc của họ đã dẫn đến đau thắt lưng và khớp, đau đầu liên tục, nhức mắt và khó thở do hít phải bụi vải. Ánh sáng không đủ, liên tục ngồi một chỗ không tựa lưng và tiếng ồn liên tục từ hàng trăm máy móc khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Các nghiên cứu cũng cho thấy lao động nữ trong ngành may mặc phải đối mặt với nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe nói chung.

Điều kiện làm việc ảnh hưởng sức khỏe lao động ngành May thế nào?
Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Long An thăm hỏi công nhân may tại một doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Báo Long An.

Kết luận

Các nghiên cứu cho chúng ta thấy ĐKLĐ không đảm bảo, điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe NLĐ tại các nhà máy may công nghiệp. Chỉ số ánh sáng (360Lux - 620Lux), tiếng ồn (70dB-90dB) chưa đủ tiêu chuẩn và nồng độ bụi trong các nhà máy may còn cao (0,02mg/m3- 13,7mg/m3); đặc biệt có nhà máy còn có nồng độ bụi toàn phần lên đến 25mg/m3 và bụi hô hấp lên tới 9mg/m³.Thời gian lao động của công nhân may công nghiệp thường kéo dài từ 8-10 tiếng/ngày và với cường độ lao động luôn quá tải. Tư thế của công nhân may chủ yếu là tư thế lao động gò bó, cố định (cúi, vặn, khom lưng, đứng, nghiêng) với những thao tác lao động căng thẳng lặp đi lặp lại, cần có độ tập trung cao trong suốt ca lao động.

Thực trạng ĐKLĐ ảnh hưởng tới sức khỏe NLĐ ngành may mặc đòi hỏi cần nghiên cứu sâu và toàn diện hơn, từ đó đưa ra các giải pháp căn cơ cải thiện ĐKLĐ, bảo vệ sức khỏe NLĐ tại các nhà máy may công nghiệp - nơi đang thu hút số lượng công nhân rất lớn, nhất là công nhân nữ ở nước ta.

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Hoài Nam, Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Thị Thùy Dương và cộng sự (2015): ĐKLĐ nữ công nhân may công nghiệp ở Công ty TNHH Minh Anh. Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XXV, số 8 (168) 2015, 499-507.

2. Kebede Deyyas W. và Tafese A. (2014). Environmental and Organizational Factors Associated with Elbow/Forearm and Hand/Wrist Disorder among Sewing Machine Operators of Garment Industry in Ethiopia. J Environ Public Health, 2014.

3. Kifle M., Gebremariam B., Alemu K. và cộng sự. (2020). Prevalence and Factors Associated with Respiratory Symptoms Among Bahir Dar Textile Industry Workers, Amhara Region, Ethiopia. Environ Health Insights, 14.

4. Huang X. (2020). Cotton dust exposure and risk of lung cancer. Medicine (Baltimore), 99(14).

5. Tebyetekerwa M., Akankwasa N.T., và Marriam I. (2017). The Current Working Conditions in Ugandan Apparel Assembly Plants. Saf Health Work, 8(4), 378–385.

6. Ahmed S. và Raihan M. (2014). Health Status of the Female Workers in the Garment Sector of Bangladesh. Çankırı Karatekin Üniversitesi İktisadi Ve İdari Bilim Fakültesi Derg, 4, 43–58.

7. Akhter S., Rutherford S., và Chu C. (2019). Sewing shirts with injured fingers and tears: exploring the experience of female garment wokers health problems in Bangladesh. BMC Int Health Hum Rights, 19.

Doanh nghiệp ngành May luôn đảm bảo môi trường sống trong lành cho công nhân lao động Doanh nghiệp ngành May luôn đảm bảo môi trường sống trong lành cho công nhân lao động

Tại một số doanh nghiệp ở TP HCM, Đồng Nai vấn đề an toàn, vệ sinh trong lao động là một trong những vấn đề ...

Ngày hội ngành May tại Công ty CP X20 Ngày hội ngành May tại Công ty CP X20

Ngày 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Công ty CP X20, Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội thi thợ giỏi ngành May cấp Công ...

Hội thi Thợ giỏi ngành May toàn quân: Đội ngũ thợ giỏi ngày càng được trẻ hóa Hội thi Thợ giỏi ngành May toàn quân: Đội ngũ thợ giỏi ngày càng được trẻ hóa

Với phương châm “Vững lý thuyết, giỏi thực hành”, các đơn vị đã đem đến Hội thi những hạt nhân tiêu biểu, sử dụng thành ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm