Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới
Hoạt động Công đoàn

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới

Gia Hưng
Tác giả: Gia Hưng
Trải qua 35 năm thực hiện, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và hội nhập quốc tế, cần có những giải pháp cải thiện hiệu quả phong trào trong giai đoạn tiếp theo.
Biểu dương gia đình tiêu biểu, nữ CNLĐ "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ CNVCLĐ. Ảnh: LĐCĐ

Khó khăn trong triển khai phong trào tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Đồng chí Lê Thị Lệ Huyền, Phó Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp - Khu chế xuất TP. Hồ Chí Minh, cho biết phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" được thực hiện tốt ở khối hành chính nhưng gặp nhiều khó khăn tại khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Nhiều doanh nghiệp và công đoàn cơ sở (CĐCS) chưa hiểu đúng khái niệm “Giỏi việc nước”, cho rằng phong trào chỉ phù hợp với khối hành chính, còn người lao động sản xuất thì không biết cách tham gia và đánh giá.

Một số CĐCS chưa chú trọng đến phong trào, trong khi nữ công nhân lao động chủ yếu quan tâm đến việc làm và thu nhập, chưa nhận thức rõ lợi ích của phong trào, dẫn đến sự tham gia hạn chế.

Tại các CĐCS có đông lao động nữ, việc thực hiện phong trào thường tập trung từ cấp tổ trưởng trở lên do cán bộ nữ công kiêm nhiệm gặp khó khăn trong quản lý, tổng hợp kết quả.

Ngoài ra, nguồn kinh phí khen thưởng cho phong trào còn hạn chế, khi đa số CĐCS ưu tiên dành kinh phí cho các hoạt động chăm lo chung cho người lao động, chưa có nguồn riêng cho phong trào. Điều này tạo áp lực trong việc khen thưởng, nhất là tại các đơn vị có đông nữ lao động.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới
Nhiều ý kiến góp ý, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ. Ảnh: Hải Nguyễn

Đồng chí Thân Thị Mai Liên, Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang nhận định phong trào này hoạt động vẫn chưa đồng đều.

Với tính đặc thù 100% các CĐCS đều là doanh nghiệp nước ngoài thì hiệu quả của phong trào chưa rõ. Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận nữ công nhân lao động chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó còn một số chị em chưa dám vươn lên khẳng định mình nên việc phát hiện bồi dưỡng, phát triển nhân tố mới là lao động trực tiếp chưa nhiều, dẫn đến tỷ lệ nữ công nhân lao động sản xuất trực tiếp được khen thưởng chưa tương xứng.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội cho rằng hiện nay phong trào mới chủ yếu được triển khai ở những nơi có tổ chức Công đoàn, vậy có nên xem xét mở rộng đến người lao động ở những doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn?

Về tiêu chí thi đua, theo đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, cần cụ thể hơn cho từng đối tượng, ví như tiêu chí với nữ là cán bộ cần khác với tiêu chí nữ là công nhân, lao động. Bên cạnh đó, cần tính tới việc đề ra và xét tiêu chí tiên phong, gương mẫu đối với nữ cán bộ Công đoàn…

Đề xuất hoàn thiện tiêu chí thi đua

Trước những khó khăn trong triển khai phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đại diện Công đoàn Khu công nghiệp - Khu chế xuất TP. Hồ Chí Minh đề xuất kiện toàn Ban Nữ công quần chúng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ công qua các khóa đào tạo chuyên sâu, cải thiện điều kiện làm việc và phúc lợi, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin và đăng ký trực tuyến để quản lý hiệu quả.

Công tác tuyên truyền cũng cần được đẩy mạnh, giúp người lao động hiểu rõ hơn về tiêu chí và lợi ích của phong trào, với tên gọi gần gũi như “Sản xuất giỏi - việc nhà giỏi” để dễ tiếp cận.

Bên cạnh đó, cần xây dựng tiêu chí thi đua phù hợp với đặc thù của nữ lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, gắn với lợi ích thiết thực của họ.

Đề xuất còn bao gồm việc nâng cao chính sách đãi ngộ, hỗ trợ y tế, giáo dục cho cán bộ nữ công, đồng thời phát triển các CLB nữ công nhân để tăng cường gắn kết và sinh hoạt cộng đồng.

Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang cũng đề xuất tăng cường chính sách hỗ trợ nhà ở, chăm sóc sức khỏe, và khen thưởng cho nữ lao động xuất sắc, bồi dưỡng tài năng nữ, đặc biệt là nữ lao động trực tiếp nhằm phát triển phong trào bền vững hơn.

Đồng thời, đổi mới phương pháp hoạt động, nắm bắt tâm tư của nữ công nhân và tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện cũng là các giải pháp thiết yếu để phong trào này phát triển bền vững.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới
Nữ công nhân KCN Bắc Thăng Long tham gia cuộc thi trang trí mâm ngũ quả ngày Tết tại Chương trình "Tết Sum vầy" 2021. Ảnh: LĐCĐ

Đề xuất cần có tiêu chí chung để xét danh hiệu thi đua cho các tập thể và cá nhân cụ thể, đồng chí Phạm Thu Thưởng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ TP Hải Phòng cho rằng, danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" được Ban Chấp hành CĐCS tổ chức bình xét và công nhận. Hằng năm, các tập thể và cá nhân nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bình xét, công nhận danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" phải đăng ký danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” từ đầu năm (hoặc đầu năm học đối với khối giáo dục) và đạt các tiêu chí thi đua.

Theo đó, đối với tiêu chí “Giỏi việc nước” nên gồm các tiêu chí như chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội qui của doanh nghiệp; qui định của địa phương nơi cư trú; tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công đoàn tổ chức, phát động.

Chủ động, tích cực học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân và lan tỏa tinh thần học tập đến những người xung quanh. Phát huy tính năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả; gương mẫu, trách nhiệm, tham gia xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất phát triển toàn diện góp phần vào sự phát triển của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống văn hóa, thanh lịch, trung thực, cần kiệm tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, phù hợp với các quy tắc đạo đức, quy ước, quy định của cộng đồng, địa phương, đơn vị.

Đối với tiêu chí “Đảm việc nhà” thì nên gồm các tiêu chí như biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống gia đình khoa học; tạo môi trường gia đình bình đẳng, hòa thuận, các thành viên trong gia đình tôn trọng, trách nhiệm, yêu thương, gắn bó, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam; tích cực rèn luyện để có sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần; suy nghĩ tích cực, có lối sống lành mạnh; tham gia và vận động những người xung quanh tham gia hoạt động thể dục thể thao, văn hóa - văn nghệ; có kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình

Mời xem thêm video:

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới

Chiều 18/10, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ giai đoạn mới. Hội thảo diễn ra trực tiếp và trực tuyến, do Phó Chủ tịch Thường trực Thái Thu Xương và Trưởng ban Nữ công Đỗ Hồng Vân chủ trì, với sự tham gia của hơn 220 đại biểu từ các LĐLĐ tỉnh, thành phố và công đoàn ngành.

Phó Chủ tịch Thường trực Thái Thu Xương cho biết, phong trào này đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động từ năm 1989 và trở thành nét đẹp truyền thống trong 35 năm qua, giúp chị em phát huy năng lực, trí tuệ, khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, việc triển khai phong trào tại một số công đoàn còn hình thức, chưa sâu rộng, chủ yếu tập trung ở khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và chưa lan tỏa mạnh mẽ ở khu vực ngoài Nhà nước.

Để khắc phục các hạn chế, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn, nhằm cụ thể hóa phong trào theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII và thu hút sự tham gia của nữ CNVCLĐ, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Tiếp thu những ý kiến góp ý của các đại biểu nêu tại Hội thảo, lãnh đạo Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết sẽ tập hợp, hoàn thiện để tham mưu cho Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam sớm ban hành Hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ sát với những đòi hỏi trong tình hình mới.

Ghi nhận từ phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ở một  huyện vùng cao Hà Tĩnh Ghi nhận từ phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ở một huyện vùng cao Hà Tĩnh

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào làm kinh tế giỏi do tổ chức ...

Sự lan tỏa của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Sự lan tỏa của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động từ năm 1989. Với quyết ...

Nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có nhiều sáng kiến sáng tạo Nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có nhiều sáng kiến sáng tạo

Là người có nhiều đề án cải tiến xuất sắc để giảm thao tác khó và nâng cao môi trường làm việc cho người lao ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm