Phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” từ lâu trở thành truyền thống đối với nữ cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Phụ tùng xe máy - ô tô Goshi Thăng Long. Bản thân nữ công nhân Nguyễn Thị Phương Dung cảm thấy thực sự ngưỡng mộ đối với đồng nghiệp khi đạt được danh hiệu này bởi họ vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công ty giao, vừa chu toàn việc gia đình.
Chính điều đó luôn thôi thúc chị Dung phải cố gắng không ngừng. Chị cảm thấy tự hào khi những nỗ lực của bản thân được ghi nhận. Nữ công nhân cho rằng để đạt được danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, chị phải cố gắng trong việc sắp xếp công việc mỗi ngày.
![]() |
Nữ công nhân Nguyễn Thị Phương Dung - Tổ trưởng Công đoàn bộ phận đánh bóng, Công ty TNHH phụ tùng xe máy - ô tô Goshi Thăng Long. Ảnh: NVCC |
Làm việc tại công ty TNHH phụ tùng xe máy - ô tô Goshi Thăng Long đến nay được 20 năm, may mắn cho chị Dung là được làm việc trong môi trường với kỷ luật, tác phong của người Nhật Bản khoa học, nề nếp. Chị và đồng nghiệp luôn xây dựng kế hoạch công việc hàng tuần, hàng tháng, hàng năm.
Là nhân viên bộ phận đánh bóng, chị Dung luôn tìm tòi đổi mới, có nhiều cải tiến sáng tạo trong công việc chuyên môn để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cho doanh nghiệp, được áp dụng toàn nhà máy. Sáng kiến gần đây mang lại giá trị làm lợi cao là mô hình “Tự động hóa công đoạn Sisal, máy Saiza đánh bóng Cover ống xả”, cắt giảm nhân công từ 2 người xuống còn 1 người đứng máy, giá trị làm lợi trên 150 triệu đồng/năm.
Với sáng kiến này, chị được vinh danh “Người có đề tài sáng tạo đạt nhất công ty”, được đi báo cáo tại Thái Lan.
Thấy được những bất cập trong quá trình sử dụng dây chuyền đánh bóng Cover KWYP, công nhân phải tự tay bôi thuốc vào máy đánh bóng sản phẩm, mất nhiều thời gian và chi phí, chị Dung cùng đồng nghiệp tìm tòi, suy nghĩ làm sao để có thể tự động hóa quy trình này, giảm nhân công, giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả công việc.
Lấy ý tưởng từ thỏi son môi, vặn tự động để thuốc tự đẩy lên trong quá trình đánh bóng, cải tiến thuốc mài, hệ kẹp dẫn hướng, trục vít tre của chị Dung và đồng nghiệp được áp dụng tự động hóa công đoạn mài, mang lại giá trị làm lợi cao cho doanh nghiệp. Ghi nhận ý tưởng sáng tạo, nữ công nhân được Công ty khen thưởng và được đi báo cáo tại Nhật Bản.
Là cán bộ công đoàn, chị Nguyễn Thị Phương Dung luôn cố gắng nỗ lực tham mưu BCH Công đoàn đưa các kế hoạch hoạt động, đối thoại, thương lượng tăng chế độ phúc lợi cho đoàn viên. Chị luôn lắng nghe các ý kiến đóng góp, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, quan tâm, giúp đỡ, động viên thăm hỏi các đoàn viên ốm đau, người có hoàn cảnh khó khăn trong bộ phận. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, chị còn là thành viên của Tổ An toàn Covid-19 tại doanh nghiệp, tích cực kiểm tra, giám sát và nhắc nhở công nhân viên thực hiện quy định phòng chống dịch, đưa ra cải tiến hệ sát khuẩn để tránh lây nhiễm chéo...
Công việc chuyên môn và công đoàn làm tốt là vậy, và sau khi tan ca, quay trở về “tổ ấm”, chị Dung luôn sắp xếp công việc gia đình chu đáo, vợ chồng giúp đỡ nhau trong công việc thường nhật, đối nội đối ngoại hài hòa. Chị Dung kể: “Tôi và chồng luôn đồng thuận trong cách nuôi dạy con ngoan, bố trí việc nhà và việc công ty sao cho hợp lý nhất, sẽ tận dụng thời gian công ty cho nghỉ dài ngày để sửa chữa, trang hoàng nhà cửa hay tổ chức cho gia đình đi du lịch, vừa tạo niềm vui hạnh phúc, sự gắn kết trong gia đình vừa đảm bảo công việc, thu nhập”.
![]() Tính đến hết tháng 1/2023, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có hơn 58.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội với số tiền ... |
![]() Đó là thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Tháo ... |
![]() Ngày 21/2, Đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam do đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
