![]() |
Người lao động luôn quây quần bên nhau |
Nơi giám đốc “nằm” còn người lao động khuyết thiếu chức năng
Chị Nguyễn Thị Thu Thương - Giám đốc Công ty cổ phần thương mại và sản xuất hàng thủ công Thương Thương “nằm” trao đổi với chúng tôi bởi căn bệnh xương thủy tinh bám theo chị từ khi còn nhỏ tuổi. Sức khỏe yếu, cơ thể bệnh tật, nhưng chị có tinh thần vui vẻ và trí tuệ minh mẫn.
“Từ khi sinh ra mình được bố mẹ hết mực yêu thương nên mình chỉ mải vui chơi và tự hào về điều đó. Một hôm, thấy mẹ ngồi may, tự nhiên nước mắt úa ra” – Chị Thu Thương nghẹn lại – “Tự nhiên mình khóc vì thương bố mẹ vất vả, cặm cụi kiếm tiền nuôi bốn chị em khôn lớn”.
Sau đấy lại nhìn thấy bạn cùng tuổi đang quét ngõ, mình cảm thấy càng tủi thân. ƯỚc gì mình có đôi chân vững chắc như bạn để giúp gia đình”.
Vô tình, chị Thương xem một chương trình về một trung tâm của người khuyết tật và chị nằng nặc xin bố mẹ cho đi học nghề. Bất cứ khi nào có cơ hội gặp bố mẹ, chị đều nài nỉ van xin. Cha mẹ, thương con gái bệnh tật phải sớm lo kiếm tiền nên không đồng tình. Nhưng qua một chương trình truyền hình, bố mẹ chị đã thay đổi.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Thu Thương - người mặc áo vàng trong Chương trình "Xuân Yêu thương" do Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức |
Những tháng ngày vất vả đầu tiên khi sáng sớm, đến tối chị tranh thủ học nghề. Người học nghề khỏe mạnh đã khó. Đằng này, căn bệnh xương thủy tinh khiến chị gần như không ngồi được. Chị vẫn quyết tâm.
Trong con đường cơ duyên, chị được một người bạn qua facebook gợi ý hợp tác và dạy chị làm nghề, mong chị hướng dẫn cho nhiều người lao động khuyết tật khác có một việc làm tử tế. Bằng nỗ lực, chị đã mở Công ty, tạo việc làm cho 13 lao động khuyết tật chính thức và 20 cộng tác viên cũng chủ yếu là người khuyết tật.
Công ty hiện sản xuất nhiều dòng sản phẩm. Mỗi dòng sản phẩm có thế mạnh riêng..., phù hợp với nhu cầu cuộc sống với những ai yêu thích đồ dùng “hand made” và là món quà tặng tinh tế, ý nghĩa để giao dịch với khách hàng, trao tặng người thân quý. Những sản phẩm như hộp “name card”, các dòng tranh, hộp cắm bút, đôi khuyên tai, thiệp chúc mừng, hộp trang sức…
Mới đây, bộ tranh tứ bình của Công ty được bán đấu giá trong Chương trình “Xuân Yêu thương” năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đặc biệt, thiệp chúc mừng rất được người nước ngoài ưu chuộng vì họ có truyền thống dùng thiệp để thay lời cảm ơn hay chúc mừng. Sản phẩm được làm bằng giấy của Nhật bản có ưu điểm không mốc hay phai màu, rất dai, có thể lưu giữ 100 năm không bạc màu.
![]() |
Sản phẩm ống đựng bút "hand made" |
Tuy nhiên, để làm nên tác phẩm đó đòi hỏi con người phải sáng tạo và có tính kiên nhẫn. “Quan trọng là có sức khỏe để làm hay không. Vì đồ dùng này làm bằng tay đòi hỏi tỉ mỉ, sức bền. Trong khi sức khỏe của người lao động khuyết tật có hạn, nên trong những dịp đơn hàng nhiều, thường khó đáp ứng được hết” – chị Thương trao đổi với chúng tôi.
Để người khuyết tật tự tin hòa nhập cuộc sống
Hơn mười năm theo đuổi ước mơ, chị Thu Thương mới chính thức mở được xưởng sản xuất đầu tiên của mình. Chị đã tuyển dụng, đào tạo cho những người lao động khuyết tật thực sự mong muốn được làm việc, làm nghề để nuôi sống bản thân. Mỗi người trong số họ hoàn cảnh thật đặc biệt: “Bạn xinh xinh thì đang chạy thận, bạn có sức khỏe thì trí tuệ lại mắc bệnh động kinh, bạn nhanh nhẹn thì lại mắc bệnh tim bẩm sinh hay khuyết tật vận động, thiếu máu…” – Chị Thu Thương kể.
- Việc sử dụng người lao động có hoàn cảnh “đặc biệt” như vậy có gì khác với lao động khỏe mạnh bình thường? – tôi tò mò hỏi.
“Khó” hơn vì đơn hàng dù gấp, dù nhiều cũng không ép các em làm thêm được. Cố gắng cũng chỉ phần nào. Nên khi đơn hàng nhiều, yêu cầu tiến độ, mình thường đàm phán để đối tác thông cảm, hoặc huy động thêm các cộng tác viên, chia lẻ đơn hàng để giải quyết.
![]() |
Tranh động vật |
Đối với lao động làm việc gắn bó lâu năm với Công ty đều được “phụ cấp thâm niên”. Thông thường người lao động được thưởng khi làm hàng gấp, ngoài tính lương theo sản phẩm, còn được phần trăm theo tháng. Mặc dù thu nhập của người lao động không cao dao động từ 3 – 4 triệu đồng/người/tháng. Nhưng không mất chi phí ở, sinh hoạt điện nước và chỉ đóng tiền ăn 10.000 đồng/ngày.
Luôn tìm tòi để người lao động khuyết tật hòa nhập thế giới nhiều hơn, chị Thu Thương đã quyết dời xưởng từ quê hương Phú Xuyên (Hà Nội) về nội thành sầm uất để có nhiều đơn hàng hơn, bán được giá cao hơn. Người lao động được trả lương cao hơn và thay vì bắt xe buýt hàng chục km để đến trung tâm Thủ đô thì nay có cơ hội giao lưu nhiều hơn. Chị còn dự tính về thị trường du lịch, đưa khách nước ngoài đến tự làm sản phẩm thân thiện môi trường.
![]() |
Thiệp chúc mừng năm mới |
Em Bàn Văn Chí - vẻ mặt thanh tú, sinh năm 1996 quê ở huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Em bị khuyết tật vận động, đến với xưởng Thương Thương nhờ tìm việc trên facebook. Sống trong gia đình làm nông, nhà đông anh chị em, em muốn phụ giúp gia đình. Em cảm thấy yêu công việc vì phù hợp với khả năng của mình.
Bạn Đỗ Thị Trang (26 tuổi, quê ở tỉnh Nam Định) xinh xắn và trẻ trung hơn so với tuổi. Vén cánh tay gầy guộc lên là dấu vết của những lần chạy thận. Bệnh tật, nhưng ngồi làm việc mà lúc nào em cũng vui cười. “Ngoài thời gian làm việc thì em đi … chạy thận!” - Trang cười. Bởi em được thoải mái “chém gió” với anh chị em, được làm công việc khéo léo phù hợp với khả năng của mình.
![]() |
Vui vẻ làm việc |
Mức lương không cao, nhưng công việc này đã giúp cho những người lao động khuyết tật như Chí, như Trang thêm yêu cuộc đời, luôn tìm thấy những hy vọng, tin ở khả năng của mình để hòa nhập cuộc sống.
Thứ bảy này Công ty dự định tổ chức liên hoan chia tay, phát thưởng cho các em. Vì sức khỏe yếu, các em không thể về trên chuyến xe chen chúc, chật chội như người khỏe mạnh. Ra Tết khai xuân, Công ty khác mùng 6, thì “Công ty” chị cũng ngoài rằm, mà còn chưa đông đủ. Chị Thu Thương vẫn cười – nụ cười hồn nhiên đầy sự cảm thông với người lao động khuyết tật.
Những lúc ốm đau, khó khăn có người thân cùng các em chia sẻ, giúp đỡ và nỗ lực làm những công việc bình thường các em không làm được như đánh máy, trả lời khách hàng qua skype, zalo, facebook… chị Thu Thương thấy hạnh phúc. “Nghỉ đi em, điện thoại nhiều thế” – Chị Thu Thương nhỏ nhẹ nhắc. Hôm nay, bạn đi hội chợ, ba ngày Hội chợ các em bán được hơn 2 triệu tiền hàng, lại về vuốt phẳng phiu, phân chia từng loại quý giá…
![]() Cúng ông Công, ông Táo là nghi lễ truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, với những người lao động, công nhân xa quê, ... |
![]() Cúng ông Công ông Táo là Lễ quan trọng trong tâm thức của người Việt. Lễ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Vậy nguồn ... |
![]() Bán hết 700 chậu hoa vạn thọ vào chiều qua, nhưng đằng sau là cả một câu chuyện "vượt qua nghịch cảnh", đẹp như những ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
