Kỳ 4: Tính thời sự trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý cán bộ đảng viên |
Trong ngày "Pháp luật Việt Nam" ngày 9/11 vừa qua, nhiều thông điệp đã được các nhà lãnh đạo gửi đến mọi người, đến mỗi công dân nước ta. Sau khi ghi nhận những kết quả vừa qua, Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu:
"Trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sự đồng hành của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương; đặc biệt là sự ủng hộ, chia sẻ, tham gia tích cực hơn nữa của các tầng lớp Nhân dân để Ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng lan tỏa, thực sự trở thành ngày hội của toàn dân, tiếp tục góp phần xây dựng, thi hành và bảo vệ hiến pháp, pháp luật vì một Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, ban, bộ, ngành tham dự buổi Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022. Ảnh: dangcongsan.vn |
Phát biểu tại buổi lễ nhân 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá:
“Có thể khẳng định, trong thành công chung của đất nước ta thời gian qua có sự đóng góp tích cực, quan trọng của công tác pháp luật. Trong đó, việc nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật nghiêm minh của người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và cộng đồng xã hội là một trong những điều kiện tiên quyết nhất”.
Bên cạnh đó Thủ tướng cũng đã nêu ra những hạn chế, yếu kém trong việc tuân thủ pháp luật, trong đó có cả một bộ phận Nhân dân và cả những người thực thi công vụ.
Một số cán bộ, đảng viên, vì khinh nhờn phép nước nên đã bị xử lý, từ kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính cho đến mức phải khới tố hình sự trong nhiều năm qua. Điều đó minh chứng cho quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước để làm trong sạch bộ máy cầm quyền và thể hiện sự thượng tôn pháp luật; để mọi người, kể cả những cán bộ, đảng viên có chức vụ đều thấy rằng việc xử lý vi phạm là không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Bên cạnh những thành quả rất quan trọng vẫn còn bộc lộ thực trạng một số cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo có dấu hiệu vẫn cho mình đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật. Xin dẫn chứng đôi điều.
Ngay trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, tình trạng một số chủ tịch UBND các cấp vắng mặt tại các phiên tòa hành chính cũng đã được nêu ra.
Uỷ ban Tư pháp Quốc hội cho biết hàng ngàn phiên tòa hành chính vắng mặt chủ tịch UBND hoặc người đại diện. Cụ thể trong 3 năm 2019 đến 2021 có 17.200 vụ án hành chính, có khoảng 5.600 vụ không có chủ tịch UBND tham gia phiên đối thoại, chiếm gần 1/3 và 4.800 vụ án không có chủ tịch UBND tham gia phiên tòa, chiếm gần 28%. Tình trạng đại diện UBND không chịu cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc cung cấp không đúng thời hạn theo quy định đã diễn ra phổ biến. Theo báo cáo của TAND tối cao thì có đến 57/63 tòa án cấp tỉnh gặp nhiều khó khăn trong thu thập chứng cứ do UBND không hợp tác.
Và từ đó, Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng đã nhận định: "Chủ tịch UBND, UBND các cấp vắng mặt là đã bỏ lỡ cơ hội tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và đối thoại với người khởi kiện, làm kéo dài quá trình tố tụng, gây bức xúc cho người dân".
Nguyên nhân được chỉ ra về khách quan là do chủ tịch UBND bận nhiều việc, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, còn nguyên nhân chủ quan là do một số cán bộ UBND, chủ tịch UBND còn xem nhẹ các phiên tòa hành chính, thờ ơ, vô cảm trước các vụ án, có biểu hiện không thượng tôn pháp luật. Có một thực tế rất cần được nêu lên, đó là ở các địa phương mà chủ tịch UBND ít hoặc không tham gia các phiên tòa hành chính thì tồn đọng các vụ án, tình hình diễn biến có những biểu hiện phức tạp.
Vấn nạn này đặt ra việc phải thực hành pháp luật nghiêm để các quy định điều chỉnh hành vi con người, cho dù họ là ai, giữ chức vụ thế nào thì vẫn phải sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật. Mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật, để mọi công dân nhìn vào và tin tưởng pháp luật nghiêm minh, không có chuyện "quan" xử theo lễ, dân xử theo luật. Việc nêu gương của những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo các cấp có ý nghĩa rất quan trọng, cán bộ cấp dưới và người dân nhìn vào đó để đánh giá và xác lập lòng tin. Nếu cán bộ gương mẫu, dân sẽ tin tưởng, còn ngược lại dân sẽ bức xúc, hoài nghi và suy giảm lòng tin. Cho nên, việc Đảng yêu cầu quán triệt việc phải kiểm điểm và cả xử lý kỷ luật những cán bộ, đảng viên như thế để giữ nghiêm kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước, tạo dựng được một bộ máy hành chính vận hành theo pháp luật.
Ngay từ năm 1919, trong Bản yêu sách tám điểm gởi Hội nghị Versailles, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi các quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam, từng đặc biệt nhấn mạnh và nhắc nhở về tư tưởng pháp quyền. Trong điểm thứ 7 của Bản yêu sách này, Bác viết: “Bảy xin hiến pháp ban hành/Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Bác đã nhấn mạnh tác dụng to lớn về mọi mặt của pháp luật. Vì vậy, là cán bộ, đảng viên giữ chức vụ càng cao thì càng phải nêu gương thượng tôn pháp luật, trước hết là bản thân, sau đó là gia đình, vợ con, họ hàng, bạn bè.
Khi ấy thì ắt pháp luật sẽ phát huy hết giá trị lớn lao và thực thi đúng nghĩa. Công lý chắc chắn sẽ tỏa sáng.
![]() Chính sách, pháp luật được xem là một trong những yếu tố quan trọng để công tác cán bộ ngày càng hoàn thiện hơn. Để ... |
![]() Đối với công tác phát triển đảng viên là công nhân lao động, thành lập tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tại KKT, ... |
![]() Đảng ta là một Đảng cầm quyền có vai trò quyết định trong lãnh đạo đất nước dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Việc ... |
Tin mới hơn

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Người đảng viên bước ra từ những con đường sạch

20 năm giữ nguồn nước sạch: Chuyện về một đảng viên tận tâm
Tin tức khác

Hết mình với nghề, tận tâm với Đảng

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in
Nữ đảng viên 9x và những sáng tạo không ngừng
Gương sáng người Đảng viên kỹ sư Dầu khí nơi đầu sóng Đại Hùng
Khát vọng vươn lên từ sự dìu dắt của Đảng
