Đời sống

“Công viên rác” và câu chuyện phía sau của công nhân

P.T
Tác giả: P.T
Công viên Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận vốn là khu vực các hoạt động phục vụ cho đời sống tinh thần của công nhân lao động (CNLĐ) diễn ra sau mỗi giờ tan ca mệt mỏi nhưng thời gian gần đây nó đã trở thành nơi công nhân ít lui tới.
“Công viên rác” và câu chuyện phía sau của công nhân
Công viên KCX Tân Thuận (Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh).

Công viên KCX Tân Thuận (Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, TP Hồ Chí Minh) được biết đến là nơi cho CNLĐ vui chơi giải trí sau giờ làm việc vất vả. Với mục đích chăm lo đời sống tinh thần cho người lao động, ban quản lý đã cho xây dựng khu công viên ngay cổng chính đi vào KCX. Không gian thoáng đãng, sạch sẽ, cứ mỗi chiều sau giờ tan ca, nhiều công nhân thường xuyên nán lại tại đây để trò chuyện, nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi lý tưởng để cuối tuần gia đình công nhân đến thư giãn, gắn kết.

Thời gian vui chơi giải trí của CNLĐ còn nhiều hạn chế, bởi phần lớn thời gian của họ là đi làm, nhiều khi tăng ca đến tối mịt cũng chỉ đủ cho tiền sinh hoạt phí hàng tháng hay gửi tiền về cho gia đình. Chính vì thế, sau khi công viên được xây dựng lên, có nhiều hoạt động giải trí vui chơi vừa miễn phí vừa bổ ích đã phần nào cải thiện được đời sống tinh thần của CNLĐ.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, theo phản ánh của một số công nhân, công viên đã dần bị thay đổi khi liên tiếp có những nhóm người ăn uống, nhậu nhẹt tại đây, gây mất mỹ quan, ồn ào. Chị Trương Hoàng Yến Trinh - công nhân Công ty FAPV cho biết: “Ồn ào lắm, ngày thường cũng như cuối tuần. Nếu chỉ tụ tập mất trật tự thì có thể bỏ qua nhưng điều đáng nói là ý thức của họ khi ăn uống xong không dọn dẹp mà vứt rác bừa bãi làm cho công viên không còn sạch như xưa. Bên cạnh đó, ở đây đã nhiều lần xảy ra việc mâu thuẫn của các nhóm công nhân do tranh giành chỗ ngồi. Thời gian gần đây, mình hạn chế ra đây ngồi hóng mát, đi làm về là về thẳng phòng trọ thôi”.

Đây có lẽ là điều mà nhiều công nhân thuộc KCX Tân Thuận cũng nhiều lần phản ánh khi công viên sạch đẹp nơi mà họ thường xuyên lui tới để hóng gió, kết bạn ngày nào đã trở thành “công viên rác” bởi ý thức của một số người.

“Những nhóm nhậu tự phát thường xuyên gây ồn ào, vứt rác bừa bãi làm mất mỹ quan của công viên. Những công nhân vệ sinh như chúng tôi ngày nào cũng đi quét dọn để tạo môi trường sống xanh, sạch, đẹp cho CNLĐ tại KCX Tân Thuận. Tuy nhiên, chỉ qua một đêm, khu công viên lại đầy rác thải, nào là lon bia, hộp giấy nhựa, túi nilon,… chất đống. Chúng tôi cũng đã bố trí thùng rác to nhưng chẳng ai bỏ vào...”, chị Hồ Thị Hải - công nhân vệ sinh thuộc Ban quản lý Hepza, KCX Tân Thuận bộc bạch.

“Công viên rác” và câu chuyện phía sau của công nhân
Công viên KCX Tân Thuận là nơi CNLĐ thường xuyên lui tới sau giờ tan ca.
“Công viên rác” và câu chuyện phía sau của công nhân
Do ý thức của một số người đã khiến cho nơi này trở thành "công viên rác".

Anh Nguyễn Anh Văn - nhân viên bảo vệ KCX Tân Thuận bày tỏ: “Nó là vấn nạn rồi, cứ như bắt cóc bỏ dĩa, chúng tôi nhắc nhở thì họ ngừng tụ tập, ngừng xả rác bừa bãi nhưng được vài hôm thì đâu lại vào đó...”.

“Công viên rác” và câu chuyện phía sau của công nhân
Những lon bia, hộp giấy nhựa, túi nilon... vứt ngổn ngang làm mất mỹ quan của công viên.

Bên cạnh đó, anh Nguyễn Quốc Hưng - công nhân Công ty TNHH Okaya thì lại có cái nhìn khác. Anh cho rằng việc từng nhóm công nhân tụ tập nhậu nhẹt này diễn ra chỉ để giải tỏa stress. Cái đáng trách chỉ là họ xả rác bừa bãi gây mất mỹ quan, ô nhiễm công viên khiến cho nơi giải trí của CNLĐ bị ảnh hưởng. “Họ đi làm mệt cả ngày, tối đến tụ tập bạn bè ra nhậu giải trí chứ chẳng biết đi đâu. Mà bạn cũng biết, đời sống công nhân như chúng tôi vật chất thì hạn chế, đến tinh thần cũng thiếu thốn, mà vào quán xá thì tốn tiền...”, anh Hưng chia sẻ.

Tuy nhiên, xả stress hay với bất kỳ mục đích gì cũng xin nhớ đây là nơi công cộng. Không thể vứt rác bừa bãi gây phản cảm đến thế. Công viên bị ô nhiễm đã khiến số đông CNLĐ tại KCX Tân Thuận bị thiệt thòi quyền lợi khi mất đi nơi thư giãn sạch, đẹp, trong lành!

“Công viên rác” và câu chuyện phía sau của công nhân
Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực

Tình trạng trộm cắp khu nhà trọ đã được nói đến nhiều, song vấn nạn này vẫn có xu hướng gia tăng trong sự bất ...

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 30/8

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 30/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 25 triệu, gần 846 ...

Hai chuyện nhỏ về ông Nguyễn Đức Chung Hai chuyện nhỏ về ông Nguyễn Đức Chung

Khi một người nào đó vừa "ngã ngựa", trong thiên hạ thường lập tức chia làm hai luồng dư luận.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm