Điểm “vui, khỏe” cho công nhân |
Có một thực tế là công nhân lao động tại các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp ít có cơ hội được tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) do hạn chế về thời gian và điều kiện kinh tế.
Hiểu được vấn đề đó, trong những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vận động chủ doanh nghiệp xây dựng 6 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, tạo sân chơi lành mạnh cho công nhân giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc. Qua đó, tăng tình đoàn kết, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
![]() |
Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty CP Hãng sơn Đông Á - Ảnh: ĐVCC |
Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân đầu tiên được xây dựng vào năm 2009 tại Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam. Sau đó 2 năm, các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân được xây dựng tại Công ty TNHH Sản xuất, dịch vụ, thương mại sản phẩm da Ladoda, Công ty CP Môi trường đô thị Gia Lâm, Công ty TNHH May Phù Đổng, Công ty CP Keo dán Đức Anh. Đến năm 2022, xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty CP Hãng sơn Đông Á.
Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam được đánh giá là hoạt động rất hiệu quả. Năm 2009, được sự hỗ trợ của LĐLĐ TP Hà Nội, LĐLĐ huyện Gia Lâm, Công ty đã xây dựng điểm sinh hoạt văn hóa công nhân với kinh phí đầu tư 6 tỷ đồng bao gồm: 1 hội trường đa năng diện tích 700m2, 1 phòng nghỉ công nhân diện tích 200m2, 2 phòng đào tạo diện tích 150 m2, 1 phòng thư viện diện tích 60m2 với hơn 1400 đầu sách, 1 phòng internet - game diện tích 50m2, 1 phòng thể thao trong nhà diện tích 150m2, 1 sân bóng đá diện tích 2500m2.
Chị Dương Quỳnh Giao - công nhận bộ phận ASSY 3, Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam kể, ngoài giờ làm việc, tùy theo nhu cầu, sở thích cá nhân, các công nhân có thể tới thư viện đọc sách, vào phòng máy tính chơi game, hay sang phòng Zumba học nhảy, chơi golf trong nhà. Người ưa vận động ngoài trời thì tham gia đá bóng, chơi tennis, đi câu cá, chăm hoa…
Tính đến thời điểm hiện tại, điểm sinh hoạt văn hóa công nhân có sân tennis, sân bóng đá cỏ nhân tạo, phòng máy tính, phòng đọc sách, phòng tập thể thao gồm nhiều loại máy tập, màn chiếu điện phục vụ công tác tuyên truyền... với tổng giá trị đầu tư hơn 15 tỷ đồng.
![]() |
Vườn lan phía ngoài điểm sinh hoạt văn hóa tại Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam. Ảnh: ĐVCC. |
Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân Công ty CP Môi trường đô thị Gia Lâm; Công ty CP Hãng sơn Đông Á cũng được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư thêm cơ sở vật chất hằng năm với kinh phí hàng trăm triệu đồng.
Các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân là nơi để người lao động cùng nhau sinh hoạt, giao lưu, giải trí, nâng cao nhận thức, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống.
“Đây là mô hình sinh hoạt văn hóa cho kết quả tốt, đáp ứng nguyện vọng của công nhân lao động, góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong công nhân”, đồng chí Nguyễn Đức Thể - Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm khẳng định.
Video phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đức Thể - Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm về hoạt động của các điểm sinh hoạt văn hóa trên địa bàn.
Để khai thác hiệu quả điểm sinh hoạt văn hoá công nhân, LĐLĐ huyện Gia Lâm đã hướng dẫn công đoàn cơ sở (CĐCS) thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, hội họp, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội, đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động thông qua việc đọc báo, xem tivi, bảng tin, sinh hoạt văn nghệ, các hoạt động thể thao.
Các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân còn là nơi Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tổ chức các cuộc đối thoại giữa công nhân lao động với giám đốc doanh nghiệp và các cơ quan chức năng…
Hằng năm, Ban Chấp hành CĐCS tổ chức phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT, tuyên truyền giáo dục truyền thống nhân các ngày kỷ niệm lớn của Thủ đô và đất nước gắn với các phong trào thi đua yêu nước, thi thợ giỏi như: Hội thi “Bàn tay vàng ngành may da” của Công ty TNHH Sản xuất, dịch vụ, thương mại sản phẩm da Ladoda; Ngày hội TDTT của Công ty CP Môi trường đô thị Gia Lâm; Lễ hội văn hóa Việt - Nhật của Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam...
Nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động, LĐLĐ huyện Gia Lâm thường xuyên đề nghị Ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành phố Hà Nội kết nối với các đơn vị để tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát”, chiếu phim miễn phí phục vụ công nhân lao động...
Đồng chí Nguyễn Văn Nam - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Hãng sơn Đông Á chia sẻ, điểm sinh hoạt văn hoá chung cho công nhân là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi lành mạnh thu hút đông đảo đoàn viên công đoàn, công nhân lao động tham gia sau giờ làm việc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và sức khỏe cho cán bộ công nhân viên Công ty.
“Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn, văn hóa, kiến thức xã hội; tạo môi trường giao lưu, tăng cường tình đoàn kết, xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công nhân lao động toàn Công ty”, đồng chí Nguyễn Văn Nam cho biết.
![]() “Tăng cường xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động. Đẩy nhanh việc ứng ... |
![]() Ban Chấp hành Công đoàn Công ty CP Xích líp Đông Anh xác định, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ... |
![]() Xác định rằng, chất lượng bữa ăn ca rất quan trọng đối với người lao động (NLĐ) và cả doanh nghiệp, Công đoàn Tập đoàn ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
