Hoạt động Công đoàn

Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp tương xứng

THU CHINH
Tác giả: THU CHINH
Theo phản ánh của Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế), mặc dù làm công việc độc hại, nguy hiểm nhưng nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng chính sách ưu đãi tương xứng với đặc thù nghề.
Cán bộ Công đoàn tiêu biểu là hình ảnh sinh động nhất về đổi mới của tổ chức Công đoàn Nhiều hoạt động ý nghĩa khởi động Tháng Công nhân 2022
Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều nhóm cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp tương xứng
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nghe báo cáo về việc vận hành các thiết bị áp lực tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương. Ảnh: PB

Hiện nay, chế độ tiền lương và phụ cấp quanh lương cho cán bộ ngành Y tế thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang cũng như một số nghị định sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện theo 7 loại. Cán bộ ngành Y tế đang được áp dụng theo bảng lương số 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công.

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế, căn cứ vào quy định trên, cán bộ khối Quản lý nhà nước ngành Y tế có hệ số lương trung bình là 3,79 (tương đương mức lương 6.177.102 đồng/người/tháng); khối Điều trị có hệ số lương trung bình là 2,95 (tương đương với tiền lương 6.402.810 đồng/tháng); khối Dự phòng có hệ số lương trung bình 3,21 (tương đương 6.176.268 đồng/người/tháng); khối Kiểm nghiệm có hệ số lương trung bình là 3,13 (tương đương mức lương 6.005.598 đồng/người/tháng)… Hệ số lương trung bình toàn ngành là 3,02 (tương đương mức lương 6.387.072 đồng/người/tháng).

Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề
Cán bộ y tế của Bệnh viện 74 Trung ương làm việc trong điều kiện tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao. Ảnh: THC

7 chế độ phụ cấp quanh lương mà cán bộ y tế được hưởng cũng áp dụng chung cho các ngành khác đó là: Chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung (Thông tư số 04/2005/TT-BNV, Thông tư số 03/2021/TT-BNV); chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh lãnh đạo (Thông tư số 78/2005/TT-BNV); phụ cấp khu vực (theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực); phụ cấp đặc biệt và phụ cấp thu hút (theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn); phụ cấp lưu động (Thông tư số 06/2005/TT-BNV) gồm 3 mức hệ số 0,2; 0,4; 0,6 so với mức lương tối thiểu (ngành Y tế hầu như không áp dụng do áp dụng chế độ này thì không được áp dụng chế độ công tác phí); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (Thông tư số 07/2005/TT-BNV) gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu (ngành Y tế có nhiều nhóm đối tượng được hưởng).

Qua các nghiên cứu, Viện Chiến lược và Chính sách y tế nhận định, vấn đề bất cập là cán bộ y tế chưa được hưởng một số chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc. Đơn cử, phụ cấp trách nhiệm theo nghề (tại Quyết định số 27/2012/QĐ-TTg của Chính phủ) chỉ áp dụng với ngành Tòa án, Thi hành án… còn ngành Y tế không được hưởng. Đối với phụ cấp ưu đãi nghề, không phải cán bộ y tế nào cũng được hưởng.

"Phụ cấp ưu đãi theo nghề được quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập, áp dụng mức hưởng từ 20% đến 70% lương hiện hưởng, tùy từng nhóm. Ngành Y tế có nhiều nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp này, chủ yếu là lĩnh vực Khám chữa bệnh, Dự phòng. Tuy nhiên, một số nhóm cán bộ y tế có phơi nhiễm với môi trường độc hại nhưng chưa được đưa vào đối tượng thụ hưởng hoặc mức hưởng được cho là chưa tương xứng (nhóm gián tiếp tại các cơ sở y tế, công chức tại các Sở Y tế).

Về phụ cấp thâm niên nghề: Ngành Y tế chưa được hưởng như ngành Giáo dục dù điều kiện, môi trường công việc nặng nhọc, độc hại, vất vả hơn. Đây là vấn đề bất cập mà qua nghiên cứu, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Công đoàn Y tế Việt Nam đã đề xuất tháo gỡ từ năm 2008" - đồng chí Trương Hồng Cẩm - Chủ tịch Công đoàn Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết.

Ngoài các chế độ trên, ngành Y tế được hưởng một số chế độ phụ cấp đặc thù như phụ cấp thường trực 24h, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật, phụ cấp phòng, chống dịch.

Công việc độc hại, nặng nhọc, nhiều cán bộ y tế chưa được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề
Y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tiễn nhau lên đường chống dịch khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát. Ảnh: THC

Qua nghiên cứu do Viện Chiến lược và Chính sách y tế phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Công đoàn Y tế Việt Nam thực hiện năm 2019 cho thấy: Bảng lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP áp dụng chung cho các ngành là bất cập bởi lẽ người lao động ngành Y tế thường xuyên đối mặt với áp lực, vất vả, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua. Mức lương hiện tại rất khó giữ chân người lao động.

Còn chế độ phụ cấp thì không phải ai cũng được hưởng. Đại diện Công đoàn Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết, bác sĩ ở các khoa chuyên môn thuộc khối Điều trị trực tiếp khám chữa bệnh sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề từ 20 - 70% tùy thuộc vào các khoa, phòng họ đang công tác. Nhưng khi một người đang là bác sĩ (chẳng hạn của khoa Nhi hoặc Hồi sức tích cực) được rút lên làm lãnh đạo phòng chức năng của bệnh viện, họ không còn được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề nữa, mặc dù lãnh đạo các phòng vẫn kiêm thực hiện nhiệm vụ bác sĩ.

Trước tình trạng một tỉ lệ không nhỏ nhân viên y tế nghỉ việc và những vướng mắc trong thực thi chính sách ưu đãi, thu hút nhân lực ngành Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tập hợp ý kiến, nguyện vọng của người lao động gửi tới buổi đối thoại Thủ tướng Chính phủ với công nhân lao động sắp tới. Trong đó, Công đoàn Y tế Việt Nam kiến nghị về chính sách lương khởi điểm của bác sĩ ngành Y tế: Theo Nghị quyết số 46/NQ-BCT của Bộ Chính trị, nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức, có cơ chế đào tạo đặc thù. Riêng đối với bác sĩ, thời gian đào tạo kéo dài 6 năm, trong khi nhiều ngành khác thời gian đào tạo chỉ 4 năm. Tuy nhiên, phải mất 18 tháng thực hành, bác sĩ mới được hưởng lương bậc 1 (hệ số 2,34), bằng mức lương khởi điểm của các ngành học khác trong 4 năm.

Về chính sách thâm niên nghề: So sánh với ngành Giáo dục, lao động trong ngành Y có phần vất vả, độc hại hơn lại không được hưởng chế độ thâm niên nghề như ngành Giáo dục đang được hưởng. Công đoàn Y tế Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm đến chế độ được hưởng chế độ thâm niên nghề Y như đối với ngành Giáo dục.

Về phụ cấp ưu đãi nghề: Công đoàn Y tế Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm nâng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% và mở rộng một số đối tượng người lao động trong ngành Y cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.

Về chế độ thu hút đối với các ngành, nghề đặc thù: Lao, Phong, Tâm thần, HIV/AIDS, Hồi sức cấp cứu, Giải phẫu bệnh... là những lĩnh vực đặc thù, công việc của cán bộ y tế tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm, cần tập trung cao độ tâm sức, trí tuệ nhưng hiện chưa có cơ chế phù hợp để thu hút nhóm lao động này. Do vậy, những lĩnh vực này đang đứng trước nguy cơ không có nhân lực chất lượng cao. Công đoàn Y tế Việt Nam đề nghị Đảng, Nhà nước có chính sách đặc biệt hấp dẫn để thu hút nhân lực trong các lĩnh vực này.

Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá

Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ...

Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ

Hôm nay là một ngày lễ lớn của đất nước. Hôm nay là ngày toàn dân ta kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh Chủ ...

Một chi tiết thừa khi viết về vụ Triệu Quân Sự Một chi tiết thừa khi viết về vụ Triệu Quân Sự

Tôi thực sự thấy bức xúc với một số đơn vị truyền thông và không ít "status" - dòng trạng thái, trên các trang mạng ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm