![]() |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh (giữa) tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động - Ảnh: MAI QUÝ |
Cụ thể, anh Đỗ Hoàng Long, công nhân Công ty TNHH Matsuo trăn trở rằng, trên địa bàn TP có rất đông công nhân lao động ngoại tỉnh, nhiều người có con đang tuổi đi học, phải ở trọ cùng bố mẹ và chỉ có giấy tờ đăng ký tạm trú.
Con công nhân ngoại tỉnh được học tập tại các trường công lập nhưng khi lên cấp 3, điều kiện để được thi vào hệ thống trường công là phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Đại diện hơn 2,5 triệu công nhân lao động đang làm việc tại Thủ đô, anh Long mong muốn chính quyền tạo điều kiện cho con công nhân ngoại tỉnh được thi vào các trường cấp 3 công lập.
Về điều này, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cho biết, thành phố luôn quan tâm, đầu tư cải tạo, xây mới nhiều trường công lập, song song với các trường THPT ngoài công lập, đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh các cấp, nhất là ở các địa bàn có khu công nghiệp. Số lượng học sinh tăng rất cao nhưng 100% học sinh đã tốt nghiệp cấp 2 nếu có nguyện vọng học tiếp sẽ đều được tuyển vào các trường cấp 3 hoặc các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên...
“Mỗi năm, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội đều ban hành Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10. Trong đó, điều kiện tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên là học sinh hoặc cha, mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội”, ông Tiến nói.
![]() |
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội - Ảnh: MAI QUÝ |
Cũng theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, học sinh không đủ điều kiện về hộ khẩu có thể tham gia dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường cấp 3 công lập tự chủ, cấp 3 ngoài công lập, hoặc xét tuyển vào các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên...
Ông Tiến cho biết, trong thời gian tới, TP tiếp tục quan tâm đẩy mạnh rà soát quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng bổ sung nhiều trường cấp 3 công lập và ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu học tập, đặc biệt là con em lao động ngoại tỉnh làm ăn, sinh sống ở Hà Nội.
Ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là có nhiều chính sách đầu tư, tạo điều kiện tốt hơn về giáo dục cho con em công nhân lao động. Trong bối cảnh dân số tự nhiên và dân số cơ học tăng cao hiện nay, người đứng đầu TP nhấn mạnh sẽ tiếp tục đầu tư vào các trường học để đáp ứng nhu cầu học tập trên địa bàn Thủ đô.
Hưởng ứng Tháng Công nhân 2022, sáng 26/5, UBND TP Hà Nội và LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp gỡ giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội với công nhân lao động Thủ đô. Trên 200 công nhân lao động tham dự Hội nghị, thẳng thắn đề xuất, kiến nghị và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, việc làm, chế độ, chính sách... với lãnh đạo TP. |
Ngay trong lúc giá sách giáo khoa (SGK) đang hứng chịu phẫn nộ cùng bức xúc của dư luận vì tăng giá 2 đến 3 ... |
Gặp H.T.D (25 tuổi, quê ở Bắc Giang) đang cặm cụi, khéo léo với đôi tay điều khiển chiếc kéo cắt tóc cho khách tại ... |
Trở lại với nguyên nhân khiến công nhân nghỉ việc, không gắn kết của người lao động (NLĐ) với doanh nghiệp đang diễn ra. Chúng ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
