Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn chương trình trở thành diễn đàn để đại biểu Quốc hội tiếp xúc, lắng nghe, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri là công nhân lao động về việc làm, thu nhập và đời sống; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật. Qua đó, đại biểu Quốc hội tổng hợp và phản ánh ý kiến với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật đảm bảo khả thi, sát thực tế.
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, chương trình tiếp xúc cử tri sẽ là cuộc đối thoại, trao đổi trực tiếp giữa đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân và các sở, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương với đoàn viên công đoàn, công nhân lao động.
![]() |
Công nhân lao động trong buổi đối thoại với Thủ tướng Chính phủ năm 2022 tại Bắc Giang - Ảnh: Ý YÊN |
Chương trình dự kiến tập trung vào 3 nội dung chính. Thứ nhất, là vấn đề tạo việc làm, duy trì việc làm bền vững, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động; các giải pháp phát triển nhà ở, nơi vui chơi, giải trí, trường học cho con của đoàn viên, người lao động; vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần và tình trạng “tín dụng đen” trong công nhân…
Thứ hai, phản ánh thực tiễn thi hành, nêu ý kiến góp ý đối với các dự án luật liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Công đoàn, Luật Việc làm…
Thứ ba, diễn đàn cũng là dịp để công nhân lao động bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, đề xuất các ý tưởng, giải pháp và khẳng định quyết tâm vượt mọi khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Theo hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành phần tham dự sẽ gồm lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội; lãnh đạo Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, thành phố; đại biểu Quốc hội của địa phương, Trung ương – là đại biểu chuyên trách thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội; đại diện lãnh đạo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan ở địa phương; đại diện Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã và đoàn viên, người lao động.
Thời gian tổ chức ít nhất 01 buổi, diễn ra từ 20/4 đến 20/5/2023 song Tổng Liên đoàn khuyến khích các tỉnh, thành phố tổ chức được nhiều buổi tiếp xúc chuyên đề.
Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng lưu ý bổ sung hoạt động tặng quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi địa phương từ 100 – 300 suất quà, bằng tiền mặt, trị giá 1 triệu đồng/suất.
Ngoài ra, đầu giờ trước khi tiếp xúc cử tri, có thể mời đại biểu Quốc hội đi thăm khu nhà trọ hoặc nhà lưu trú công nhân để thấy rõ thực trạng nhà ở cho công nhân hiện nay.
Trong những năm qua, nhân dịp Tháng Công nhân, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa dành cho công nhân lao động. Đặc biệt là chương trình gặp gỡ, đối thoại của người đứng đầu Chính phủ với công nhân, khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, người sử dụng lao động và cộng đồng xã hội đối với công nhân lao động.
Tháng Công nhân năm 2022, để chuẩn bị cho Chương trình Thủ tướng gặp mặt, đối thoại với công nhân lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn, các cơ quan báo chí Công đoàn mở diễn đàn, tổ chức nghiên cứu, nắm bắt, tổng hợp kiến nghị, ý tưởng, đề xuất của công nhân lao động với Đảng, Nhà nước, ghi nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, tập trung vào 10 nhóm vấn đề.
Trong đó người lao động quan tâm nhiều nhất đến vấn đề tăng lương tối thiểu, về chế độ đóng bảo hiểm xã hội; chỉ đạo, đôn đốc giải quyết các chính sách cho người lao động bị ảnh hưởng COVID-19; hỗ trợ học sinh mầm non là con công nhân khu công nghiệp; hỗ trợ tiền thuê nhà theo Quyết định 08 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ tín dụng cho công nhân; vấn đề học nghề và đào tạo nghề của người lao động; tình trạng nợ lương, nợ bảo hiểm…
Chương trình tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với công nhân lao động sẽ là một hoạt động trọng tâm của Tháng Công nhân năm 2023, khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và tổ chức công đoàn đối với công nhân lao động. Thông qua chương trình, góp phần tăng cường dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công nhân lao động trong tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
![]() Loạt bài viết này được hình thành dựa trên kết quả khảo sát điều tra về tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của ... |
![]() Với tình hình việc làm gặp nhiều khó khăn sau đại dịch và tình trạng thiếu đơn hàng dẫn đến hoạt động cầm chừng của ... |
![]() Trước tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động (CNLĐ) gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, một trong ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
