Haprosimex phải bồi thường nếu chậm chi trả quyền lợi khiến người lao động thiệt hại |
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, chị Lê Thị Phương Thảo - công nhân thuộc Nhà máy Dệt kim Haprosimex - Công ty Haprosimex, cho biết, sau khi nhận được cuộc gọi thông báo về việc Công ty sẽ thanh toán tiền nợ lương cho người lao động đã nghỉ việc, hơn 50 công nhân lao động đã có mặt tại trụ sở Công ty (115 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) để làm rõ vấn đề này.
![]() |
Công nhân lao động thuộc Nhà máy Dệt kim Haprosimex có mặt tại địa chỉ 115 Đội Cấn mong được Công ty giải quyết số tiền lương còn nợ. Ảnh: M.A |
Chị Nguyễn Thị Huyền - đại diện công nhân Công ty Haprosimex cho biết, phía người lao động đến làm việc ngày hôm nay đã tập trung tại địa chỉ 115 Đội Cấn. "Đều là những công nhân có hoàn cảnh khó khăn, mỗi lần đi lại như thế này, chúng tôi rất tốn kém chi phí, công việc hiện tại phải bỏ dở. Công nhân Haprosimex cũng chỉ mong Công ty đưa ra phương án giải quyết dứt điểm vấn đề về lương cho người lao động, tránh việc chúng tôi phải đi lại nhiều", chị Huyền nói.
Trước đó, theo biên bản cuộc họp ngày 9/3/2023 giữa đại diện Công ty Haprosimex với đại diện người lao động, Công ty đã xác định số tiền lương Công ty còn nợ công nhân lao động tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là hơn 1,6 tỷ đồng. Công ty cũng đưa ra lộ trình sẽ thanh toán dứt điểm lương cho người lao động trong năm 2023.
![]() |
Tại cuộc họp ngày 9/3/2023, đại diện Công ty Haprosimex cũng xác nhận số tiền lương còn nợ người lao động tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là hơn 1,6 tỷ đồng. Ảnh: M.A |
Thế nhưng, theo nội dung biên bản làm việc của Công ty Haprosimex vào sáng 4/7 với công nhân lao động lại ghi rõ Công ty không thống nhất số liệu tiền lương nội bộ được thông báo đến từng người lao động trước đó. Lý do là số liệu tiền lương còn nợ người lao động theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020 chênh lệch với số tiền lương nội bộ và không có số liệu chi tiết được xác nhận.
Vì vậy, phía Công ty đưa ra biên bản thỏa thuận với người lao động như sau: Haprosimex đồng ý thanh toán và người lao động đồng ý nhận khoảng 50% số tiền lương, thay vì 100% số tiền lương theo số liệu nội bộ. Người lao động đọc đã hiểu và nhất trí nội dung nêu trong biên bản, đã nhận đủ số tiền (tương đương 50% lương) và cam kết sẽ không yêu cầu Haprosimex thanh toán bất kỳ khoản tiền nào khác, không thực hiện bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào về vấn đề tiền lương và chế độ lao động giữa người lao động và Haprosimex.
"Công ty thông báo cho người lao động chúng tôi đến nhận lương nhưng khi vào làm thủ tục nhận lương thì Công ty đưa ra biên bản người lao động chỉ được nhận 50% lương. Chúng tôi không chấp nhận phương án này vì đây là tiền mồ hôi công sức mà chúng tôi đi làm". Chị Thảo bức xúc.
![]() |
Cô Đặng Thị Dung - nhân viên tạp vụ tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex vẫn bị Công ty nợ hơn 29 triệu đồng tiền lương từ tháng 11/2016 đến tháng 7/2017. Ảnh: M.A |
Như trường hợp cô Đặng Thị Dung (trú tại Phù Đổng - Gia Lâm) và cô Nguyễn Thị Hoa (trú tại Trung Mầu - Gia Lâm) đều là một trong những hoàn cảnh khó khăn tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex. Làm công việc tạp vụ từ những ngày đầu nhà máy thành lập cho đến tháng 7/2017, số tiền lương mà phía Công ty còn nợ cô Dung và cô Hoa từ tháng 11/2016 đến tháng 7/2017 là hơn 29 triệu đồng/ người.
"Cô phải đi rửa bát và quét chợ thuê để kiếm sống với mức thu nhập bấp bênh 120 nghìn đồng/ ngày. Tuổi đã lớn nên khó có thể tìm được công việc ổn định. Giờ cũng chỉ biết trông chờ vào số tiền lương mà Công ty còn nợ để có thêm khoản chi tiêu". Cô Dung nghẹn ngào.
![]() |
Cô Nguyễn Thị Hoa - nhân viên tạp vụ tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là lao động chính trong gia đình, có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Ảnh: M.A |
Trường hợp của cô Hoa còn khó khăn hơn nữa khi bản thân có bệnh, chồng không có khả năng lao động. Gánh nặng kinh tế gia đình đè nặng lên đôi vai của cô với đủ chi phí sinh hoạt hằng tháng phải lo cộng thêm tiền thuốc men của chồng. Giờ có cháu nhỏ, cô cũng không thể đi làm, khó khăn chồng chất khó khăn. Chính vì vậy, cô Hoa cũng như những công nhân lao động khác đều mong muốn Công ty thanh toán dứt điểm toàn bộ số tiền lương còn nợ.
"Hơn 50 người lao động thuộc Nhà máy Dệt kim Haprosimex có mặt tại Công ty ngày hôm nay đều không chấp nhận phương án chỉ được nhận 50% lương từ phía Công ty. Chúng tôi cũng sẽ kiến nghị làm rõ vấn đề liên quan đến trách nhiệm chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động giữa Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam và Công ty Haprosimex", chị Nguyễn Thị Huyền khẳng định.
Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục theo dõi, thông tin đến bạn đọc trong các bài viết tiếp theo.
![]() Ngày 28/6, Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) đã nộp hơn 4,3 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) còn ... |
![]() Sáng 30/6, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội có buổi làm việc với nhóm công nhân lao động Công ty Cổ phần Tập đoàn ... |
![]() Ngày 17/3, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) tiếp tục nộp số tiền hơn 2,4 tỷ đồng vào BHXH huyện Gia Lâm ... |
![]() Theo quy định, tiền thai sản, ốm đau sẽ được cơ quan BHXH chi trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng qua tài khoản ngân ... |
![]() Sau khi nộp 10 tỷ đồng tiền nợ BHXH, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex hứa ưu tiên giải quyết các trường hợp ốm đau, ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
