Haprosimex phải bồi thường nếu chậm chi trả quyền lợi khiến người lao động thiệt hại |
Cùng tham gia buổi làm việc có đại diện của Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động (NLĐ) - Công đoàn Hà Nội cùng đại diện Phòng PA 04 - Công an TP Hà Nội.
Trước đó, ngày 19/5/2023, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội nhận được đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi của 33 công nhân lao động Công ty Haprosimex.
![]() |
Cuộc đối thoại ngày 9/3/2023 giữa đại diện lãnh đạo Công ty, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội và NLĐ. Ảnh: M.A |
Cụ thể ngày 9/3/2023, tại cuộc họp gồm lãnh đạo Công ty Haprosimex và đại diện NLĐ nhằm thống nhất chi trả nợ lương và các chế độ BHXH của NLĐ tại trụ sở Công ty (22 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), Hội đồng quản trị Công ty Haprosimex trả lời kiến nghị của NLĐ liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động là vấn đề này không thuộc trách nhiệm của Hội đồng quản trị mới. Hội đồng quản trị hướng dẫn NLĐ tìm đến Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC), bởi DATC không bàn giao nội dung này cho chủ sở hữu mới.
Như vậy, những người nghỉ chờ việc có hưởng lương theo thông báo số 28/TB-NM ngày 10 tháng 10 năm 2016 đã bị bỏ rơi, bị nợ lương, BHXH và trợ cấp mất việc làm.
Qua đó, NLĐ đề nghị tổ chức Công đoàn đại diện cho công nhân lao động khởi kiện Công ty Haprosimex trong việc chi trả các chế độ lương, BHXH, trợ cấp mất việc theo quy định của pháp luật trong thời gian nghỉ chờ việc tính từ ngày 10/10/2016 theo Thông báo số 28/TB-NM ngày 10/10/2016.
![]() |
Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội và Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động (NLĐ) - Công đoàn Hà Nội có buổi làm việc với NLĐ Công ty Haprosimex. Ảnh: M.A |
Ngay sau đó, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội cũng đã có công văn đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hỗ trợ NLĐ Công ty thực hiện các thủ tục tố tụng đảm bảo quyền lợi cho NLĐ và phối hợp với Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ - Công đoàn Hà Nội về vấn đề này, đồng thời có buổi làm việc trực tiếp với NLĐ để tư vấn pháp lý và trả lời cho NLĐ theo đúng thẩm quyền.
Bà Đào Thị Hằng - công nhân Haprosimex bức xúc khi NLĐ đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại và đề nghị phía Công ty có trách nhiệm giải quyết những tồn tại khi có sự chuyển giao từ Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) với HĐQT mới của Công ty, trong đó bao gồm việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ Công ty khi từ năm 2016, NLĐ không có việc làm, không có thu nhập. Nhiều NLĐ phải đi làm thuê, chạy xe ôm với mức thu nhập bấp bênh trong thời gian chờ việc.
Bà Nguyễn Thị Huyền - đại diện cho công nhân Haprosimex cho biết, trước đó, Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ - Công đoàn Hà Nội cũng đã nhiều lần tư vấn, hỗ trợ các bước, thủ tục cần thiết cho NLĐ trong việc đòi quyền lợi. Cùng với đó, NLĐ cũng đã làm đơn tố cáo gửi đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội kiến nghị làm rõ những nội dung liên quan đến giải quyết quyền lợi cho NLĐ Công ty Haprosimex.
Trao đổi tại buổi làm việc, đồng chí Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội đề nghị NLĐ cung cấp đủ thông tin, hồ sơ, giấy tờ có liên quan đến nội dung đơn thư mà NLĐ trước đó đã gửi đến Công đoàn để làm căn cứ pháp lý và là cơ sở để Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động (NLĐ) - Công đoàn Hà Nội xem xét, tư vấn, trả lời cho NLĐ theo đúng quy định của pháp luật.
![]() |
Đồng chí Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội (áo trắng) khẳng định Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội và Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ - Công đoàn Hà Nội sẽ đồng hành cùng NLĐ trong việc đòi quyền lợi hợp pháp cho NLĐ. Ảnh: M.A |
Đồng chí Hoàng Thanh Sơn khẳng định Công đoàn ngành sẽ đồng hành cùng với NLĐ trong việc đòi quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Công đoàn ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng có thẩm quyền, các cơ quan ban ngành liên quan để xử lý, tháo gỡ những vấn đề còn tồn đọng.
Cùng với đó, Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ - Công đoàn Hà Nội cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Công đoàn ngành để đồng hành, hướng dẫn NLĐ gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
Tại buổi làm việc, đại diện Phòng PA04 - Công an TP Hà Nội cho biết, NLĐ có thể gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Công an TP Hà Nội để cơ quan điều tra có căn cứ làm việc, thanh tra hồ sơ mua bán nợ của doanh nghiệp, tìm ra mấu chốt giải quyết vấn đề.
![]() Sáng 29/3, 137 người lao động (NLĐ) Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) đã được cán bộ Bảo hiểm xã hội ... |
![]() Sau khi nộp 10 tỷ đồng tiền nợ BHXH, Công ty CP Tập đoàn Haprosimex hứa ưu tiên giải quyết các trường hợp ốm đau, ... |
![]() Ngày 28/6, Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) đã nộp hơn 4,3 tỷ đồng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) còn ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
