Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống |
Buổi hòa giải dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Tú - Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm.
Theo đó, tập thể người lao động và Công ty Haprosimex phát sinh tranh chấp lao động về thanh toán tiền lương, tiền công trong nhiều năm (có bản tính lương của từng người). Người lao động làm đơn gửi cơ quan chức năng.
Phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm sau khi nghiên cứu đơn thư, đã có văn bản mời đại diện người lao động (bà Đào Thị Hằng) và đại diện hợp pháp của Công ty Haprosimex đến cùng làm việc. Nhưng tại buổi làm việc, đại diện Công ty Haprosimex không có mặt để tiến hành hòa giải.
Phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm ghi nhận buổi hòa giải ngày 29/8 không thực hiện được và sẽ có văn bản lần thứ hai gửi tới các bên để tiếp tục hòa giải tranh chấp lao động.
![]() |
Bà Đào Thị Hằng - đại diện cho tập thể công nhân Công ty Haprosimex đến làm việc với Phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm. Ảnh: M.A |
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, bà Đào Thị Hằng cho biết, tập thể công nhân Haprosimex đều có hoàn cảnh khó khăn, bị nợ lương, chưa được chấm dứt hợp đồng lao động khiến nhiều người lao động khó tìm công việc mới.
"Chúng tôi mong muốn mọi việc được giải quyết dứt điểm. Nhiều năm liền, chúng tôi cũng đã rất mệt mỏi", bà Hằng chia sẻ.
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin, Công ty Haprosimex nợ lương người lao động từ khi còn là công ty Nhà nước, sau khi cổ phần hóa vào năm 2017 và tiếp tục bán lại cho một nhóm cổ đông vào năm 2022, Công ty vẫn chưa trả hết, dù tập thể người lao động rất nhiều lần kêu cứu. Gần 500 công nhân sản xuất phải nghỉ việc, nhiều người trở thành lao động tự do vì khó khăn do tìm việc.
Theo biên bản cuộc họp ngày 9/3/2023 giữa đại diện Công ty Haprosimex với đại diện người lao động, Công ty đã xác định số tiền lương còn nợ công nhân tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là hơn 1,6 tỷ đồng. Công ty cũng đưa ra lộ trình sẽ thanh toán dứt điểm lương cho người lao động trong năm 2023.
Thế nhưng, ngày 4/7/2023, khi đại diện Công ty làm việc với công nhân về vấn đề thanh toán tiền lương tại 115 Đội Cấn, Ba Đình, phía Công ty đưa ra biên bản thỏa thuận với người lao động như sau: “Haprosimex đồng ý thanh toán và người lao động đồng ý nhận khoảng 50% số tiền lương, thay vì 100% số tiền lương theo số liệu nội bộ. Người lao động đọc đã hiểu và nhất trí nội dung nêu trong biên bản, đã nhận đủ số tiền (tương đương 50% lương) và cam kết sẽ không yêu cầu Haprosimex thanh toán bất kỳ khoản tiền nào khác, không thực hiện bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào về vấn đề tiền lương và chế độ lao động giữa người lao động và Haprosimex”. Tập thể người lao động đều không đồng ý với phương án mà Công ty đưa ra, làm đơn khởi kiện.
Tạp chí Lao động và Công đoàn tiếp tục thông tin.
![]() Thời giờ làm việc, các quy định làm thêm giờ đối lao động dưới 18 tuổi (chưa thành niên) được quy định rất rõ trong ... |
![]() Ngày 27/8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản số 3497/LĐTBXH - ATLĐ về việc vụ tai nạn lao động ... |
![]() Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, nguyên nhân người lao động phía Nam ít làm việc ở nước ngoài là do NLĐ khu vực ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
