![]() |
LĐLĐ TP. HCM tặng quà cho người lao động (Ảnh: H.Nam) |
Cụ thể, LĐLĐ TP. HCM yêu cầu các cấp công đoàn chủ động phòng ngừa, tham gia giải quyết hiệu quả các cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đình công. Qua đó, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên, người lao động, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong đó, đặt quan tâm, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động làm động lực ổn định doanh nghiệp và ngược lại, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập cũng như nâng cao đời sống của người lao động.
Các cấp công đoàn cũng cần phải tăng cường chủ động phối hợp, đề xuất với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo vụ việc theo quy định của pháp luật
Các chủ tịch công đoàn cơ sở cần thiết lập kênh trao đổi thông tin (như Zalo) để kịp thời chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình. Chỉ đạo công đoàn cơ sở chủ động phối hợp, hỗ trợ, tăng cường trao đổi thông tin về tình hình doanh nghiệp, tâm tư, nguyện vọng, chế độ đối với người lao động.
Khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, các cấp công đoàn cần kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở, người lao động, người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất.
LĐLĐ TP. HCM cũng yêu cầu các đơn vị phối hợp với cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP. HCM, các quận, huyện và TP. Thủ Đức để rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn nợ đóng bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp để đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền kịp thời xử lý.
Đồng thời, phối hợp với các cấp chính quyền, phòng LĐ-TB&XH các quận, huyện và TP. Thủ Đức; Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM, Ban quản lý Khu công nghệ cao rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, không khả năng trả thưởng, có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời.
Tính đến cuối năm 2021, LĐLĐ TP. HCM quản lý 19.888 công đoàn cơ sở với hơn 1,3 triệu đoàn viên. Đồng thời, theo thống kê của LĐLĐ TP. HCM, trong năm 2021, TP. HCM xảy ra 7 vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong những tháng đầu năm với 3.696 người lao động tham gia. Nguyên nhân chủ yếu vì người sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động như thanh toán tiền lương còn nợ không đúng thời gian quy định, không thực hiện đúng thỏa ước lao động tập thể về lương, thưởng.
![]() Mặc dù Ban lãnh đạo Công ty TNHH Regis (Ninh Bình) đã có thông báo trả lời các kiến nghị nhưng hiện vẫn còn hơn ... |
![]() Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 ... |
![]() Sáng 18/2, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ XXV (Khóa XII), xem xét, cho ý kiến nhiều nội ... |
Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận
Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân
