Đời sống

Con công nhân bị cha, mẹ bỏ rơi lớn lên sẽ ra sao?

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Trẻ em, trong đó có con công nhân phải có đủ cha mẹ nuôi dưỡng để phát triển thành công dân có ích. Bị bỏ rơi sớm sẽ khiến trẻ tổn thương nặng nề.
con cong nhan bi cha me bo roi lon len se ra sao
Bức tranh mô tả "Ngôi nhà mơ ước" của một cháu bé bị bỏ rơi ở thành phố Hồ Chí Minh khiến người xem xúc động. Ảnh congan.com.vn

Bài viết “Ai ngờ cuộc sống chưa tốt thì gia đình đã tan vỡ” sau khi đăng tải trên Tạp chí Cuocsongantoan.vn đã nhận được rất nhiều bình luận của bạn đọc công nhân. “Sao bây giờ có nhiều người bỏ con theo trai thế nhỉ?”, “Người đàn bà phụ bạc như vậy luyến tiếc làm gì?”, “Cố gắng kiếm tiền mà chăm lo cho mình và chăm lo cho con”, “Chắc người chồng thế nào thì vợ mới bỏ đi chứ?”,... Đó là một số comment khá tiêu biểu cộng đồng mạng bàn tán về vụ việc này.

Một số bạn đọc còn chụp ảnh người mà theo bạn ấy cũng bỏ chồng/vợ và con theo trai/gái như nhân vật trong bài viết: “Đây nữa nhé”, “Người bố này cũng vậy mọi người ơi. Tán tỉnh có con với người ta giờ chối không nhận”, “Tránh xa người này ra. Đến con nó còn bỏ nhé”,... Đặc biệt, một người cha còn chụp ảnh hai đứa con gái của mình, chứng minh thư của người mẹ như để khẳng định điều mình nói là thật kèm những lời thống thiết: “Bố rất xin lỗi hai con. Bố không giữ được mẹ cho hai con nữa rồi. Bố cũng rất muốn các con có đủ cha và mẹ nhưng mẹ con không cần bố con mình nữa… Bố ở đây không để các con phải khổ, bố sẽ cố gắng lo cho các con thật tốt…”.

con cong nhan bi cha me bo roi lon len se ra sao
Bà giáo già Võ Thị Ngọc Thanh ở thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng nhận nuôi các cháu mồ côi và trẻ bị bỏ rơi. Các cháu rất cần tình thương yêu của bà và xã hội để lớn lên, trưởng thành, trở thành công dân có ích. Ảnh thanhnien.vn

Tính xác thực của những thông tin này trên mạng xã hội còn là dấu hỏi, song việc bạn đọc, nhất là bạn đọc công nhân quan tâm đến sự việc này chứng tỏ nó không còn là hiện tượng quá hiếm trong đời sống công nhân. Nếu vậy, đây là vấn đề hết sức đáng lo ngại. Câu hỏi đặt ra là: Con cái của họ lớn lên sẽ ra sao?

Rất nhiều cặp vợ chồng chia tay, bỏ nhau hoặc do tai nạn, bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác; con cái họ có thể sống với cha, mẹ đơn thân hoặc có thêm dì, dượng. Hầu hết các cháu vẫn lớn lên, trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng trẻ bị bỏ rơi, bị chối bỏ, không được thừa nhận là sự khác biệt hoàn toàn.

Ở khía cạnh đạo đức, người cha, mẹ bỏ rơi con khó lòng nhận được sự cảm thông. Về mặt luật pháp cũng đã có chế tài buộc người cha, mẹ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng con đến tuổi trưởng thành. Nhưng, trong khi dư luận phán xét, trong khi chờ đợi các thủ tục, trình tự pháp luật được tiến hành, đứa trẻ vẫn hàng ngày, hàng giờ sống trong mặc cảm của một người thừa, bị ruồng bỏ. Điều đó ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến nhân cách và sự trưởng thành của trẻ sau này. Làm sao có thể dạy các cháu về tình yêu thương, lòng hiếu thảo, trách nhiệm với cộng đồng và những điều nhân ái, tốt đẹp khác, khi chính các cháu là minh chứng ngược lại cho những điều trên?

con cong nhan bi cha me bo roi lon len se ra sao
Đại diện Công ty Than Hạ Long và các ban ngành chung niềm vui với gia đình anh công nhân Triệu Văn Lợi, trú tại thôn Đồng Chùa, xã Vũ Oai, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh khi gia đình anh được hỗ trợ làm con đường mới về nhà, đi lại đỡ vất vả. Một khung cảnh đơn sơ, giản dị mà ấm áp và hạnh phúc. Con anh chị lớn lên dù khó khăn vẫn được hưởng đầy đủ tình thương yêu của cha mẹ. Ảnh halongcoal.com.vn

Cuối năm kia, tôi có theo dõi một hiện tượng cực kỳ xúc động trên mạng xã hội. Một người đàn ông ở Bà Rịa - Vũng Tàu sang Pháp, kết hôn với một thiếu nữ người Pháp và có một cô con gái. Vợ chồng mâu thuẫn, người vợ ôm con bỏ đi. Người chồng sau nhiều năm tìm kiếm đã tuyệt vọng và kết hôn với người phụ nữ khác.

Người vợ kia sau khi ôm con bỏ đi cũng bỏ rơi con, khiến cô bé phải lăn lóc hết cô nhi viện này qua cô nhi viện khác. May mắn, cô vẫn còn giữ được trong mình niềm tin và tình yêu thương. Bằng nghị lực, quyết tâm, cô vừa học, vừa kiếm tiền để về Việt Nam tìm nguồn cội. Chỉ với bức ảnh người cha thời trẻ cô giữ được, sau khi được trang fanpage của Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đăng tải, cộng đồng mạng nhanh chóng kết nối, truy tìm giúp. Và chỉ sau một ngày, cô và bên nội đã nhận ra nhau. Cuộc hội ngộ đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của cô, gia đình bên nội và những người theo dõi.

con cong nhan bi cha me bo roi lon len se ra sao
Cô gái xinh đẹp người Pháp gốc Việt Lysiane Daniele Josette bị lạc cha và bị bỏ rơi nghẹn ngào khi tìm lại được cội nguồn. Trong ảnh, Lysiane lần đầu gặp gỡ bà nội. Ảnh thanhnien.vn

Tôi nghĩ, đó là một trường hợp rất khắc nghiệt và hiếm hoi. Khắc nghiệt vì cô bị rời xa cả vòng tay mẹ và vòng tay cha; hiếm hoi vì kỳ diệu thay, qua bao biến cố cô vẫn giữ được tấm lòng trong trẻo.

Tôi chỉ biết cầu mong những đứa trẻ bị cha, mẹ bỏ rơi lớn lên vẫn giữ được niềm tin, tình yêu thương con người và tấm lòng trong trẻo như thế.

con cong nhan bi cha me bo roi lon len se ra sao Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/7
con cong nhan bi cha me bo roi lon len se ra sao Kỷ luật công chức có gì thay đổi?
con cong nhan bi cha me bo roi lon len se ra sao "Đã có kết quả phỏng vấn, mai đi làm rồi!"

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm