Chính sách hỗ trợ nuôi dạy con cho công nhân cần được xem là ưu tiên hàng đầu
Hoạt động Công đoàn

Chính sách hỗ trợ nuôi dạy con cho công nhân cần được xem là ưu tiên hàng đầu

Gia Hưng
Tác giả: Gia Hưng
"Chính sách nuôi dạy con của công nhân phải được xem là ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng nhất là chúng ta đề xuất được các chính sách khả thi", đồng chí Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh.
Công nhân khó tìm nơi chăm sóc trẻ phù hợp

Trong bối cảnh đời sống công nhân tại các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) còn nhiều khó khăn, việc chăm sóc và nuôi dạy con đang trở thành vấn đề cấp thiết.

Lần đầu tiên, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã triển khai một đề án riêng nhằm giải quyết thực trạng này, với mục tiêu cải thiện đời sống của công nhân và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho con em họ.

Chính sách hỗ trợ nuôi dạy con cho công nhân cần được xem là ưu tiên hàng đầu
Góp ý đề án hỗ trợ công nhân chăm sóc và nuôi dạy con tại các KCN là một trong các nội dung được trao đổi tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 8 (ngày 5-6/12/2024). Ảnh: Thảo Vân

Đáp ứng nhu cầu bức xúc của thực tiễn

Trong giai đoạn 2014-2024, các KCN, KCX đã phát triển mạnh mẽ tại hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Tính đến cuối năm 2023, Việt Nam có 431 KCN được thành lập, tạo việc làm cho khoảng 4,16 triệu lao động trực tiếp, tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển là những thách thức lớn.

Đặc điểm của lực lượng lao động tại các KCN, KCX chủ yếu là công nhân trẻ, nhập cư, thu nhập thấp, sống trong các khu trọ chật hẹp, thiếu điều kiện tiếp cận với các cơ sở giáo dục mầm non chất lượng. Nhiều công nhân phải gửi con tại các nhóm trẻ tư nhân tự phát, thiếu kiểm soát về chất lượng, dẫn đến nguy cơ trẻ bị bạo hành hoặc xâm hại gia tăng.

Tại hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo Đề án “Hỗ trợ công nhân lao động tại các KCN, KCX trong việc chăm sóc, nuôi dạy con” do Ban Nữ công - Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức hồi cuối tháng 11/2024, đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết, trước khi Bộ luật Lao động 2019 được ban hành, chưa có ưu tiên cụ thể nào hướng đến trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo là con công nhân tại các KCN.

Những năm gần đây, mạng lưới trường lớp mầm non đã được mở rộng, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu như: độ bao phủ chưa toàn diện của chính sách về trẻ em đến con công nhân, hệ quả của tình trạng công nhân lao động ít có điều kiện, thời gian ở bên chăm sóc con cái; công tác xây dựng gia đình, phòng chống bạo lực gia đình với trẻ em; kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy trẻ và bảo vệ trẻ em trong các môi trường tương tác (bao gồm cả môi trường mạng)…

Tại nơi có đông công nhân lao đông nhất nhì cả nước, đồng chí Nguyễn Thị Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ Bình Dương, cho biết những khó khăn này đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống công nhân và sự phát triển toàn diện của trẻ. “Đề án này thực sự đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thực tiễn, đặc biệt trong việc đảm bảo điều kiện trông giữ trẻ cho con em công nhân”.

Chính sách hỗ trợ nuôi dạy con cho công nhân cần được xem là ưu tiên hàng đầu
Đồng chí Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng, một trong những thách thức lớn là nhiều công nhân không có đủ kỹ năng chăm sóc con nhỏ, trong khi thời gian làm việc tại doanh nghiệp thường kéo dài và áp lực. Ảnh: Thảo Vân

Thực tế, nhiều gia đình công nhân phải gửi con vào các cơ sở tư nhân không bảo đảm chất lượng, dẫn đến nguy cơ bạo hành, xâm hại trẻ gia tăng. Đồng chí Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho rằng một trong những thách thức lớn là nhiều công nhân không có đủ kỹ năng chăm sóc con nhỏ, trong khi thời gian làm việc tại doanh nghiệp thường kéo dài và áp lực.

“Công đoàn cần đóng vai trò hỗ trợ, không chỉ về mặt kỹ năng mà còn về vật chất để giúp các bà mẹ công nhân chăm sóc con tốt hơn. Ví dụ, Quyết định 1411/QĐ-TLĐ ngày 1/8/2024 đã quy định hỗ trợ kinh phí cho công nhân nuôi con, đây là cơ sở quan trọng để triển khai các hoạt động hỗ trợ cụ thể”, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhận định.

Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Ngọc Ân nhấn mạnh tầm quan trọng của việc can thiệp chính sách ở cấp địa phương để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho việc trông trẻ; đồng thời, cho rằng vai trò của công đoàn cơ sở cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

Từ những thực tiễn nêu trên, cần thiết có một đề án riêng để hỗ trợ công nhân lao động trong các khu công nghiệp chăm sóc, nuôi dạy con, với mục tiêu cải thiện điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con của công nhân, lao động; giải quyết một số bất cập đối với công nhân lao động trong việc chăm sóc, nuôi dạy con hiện nay.

Chính sách hỗ trợ nuôi dạy con cho công nhân cần được xem là ưu tiên hàng đầu
Bà mẹ công nhân ru con ngủ ngoài sân xóm trọ, trong ngày Hà Nội “nóng như đổ lửa”

Đề án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2025-2028, đặt ra các chỉ tiêu cụ thể:

- 100% con công nhân tại các địa bàn có tổ chức Công đoàn được chăm lo qua các hoạt động nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, khen thưởng các cháu học giỏi, vượt khó.

- Mỗi KCN, KCX có ít nhất một nhóm trẻ độc lập tư thục được hỗ trợ về cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Chính sách nuôi dạy con của công nhân cần được ưu tiên hàng đầu

Góp ý đề án hỗ trợ công nhân chăm sóc và nuôi dạy con tại các KCN, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 8 (ngày 5-6/12/2024), đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Khang nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc xây dựng và đề xuất các chính sách phù hợp, hiệu quả.

"Chính sách nuôi dạy con của công nhân phải được xem là ưu tiên hàng đầu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải đề xuất được các chính sách khả thi. Ở cấp trung ương, cần kiến nghị Chính phủ ban hành những quy định riêng biệt nhằm hỗ trợ con em công nhân một cách hiệu quả; ở địa phương, Hội đồng Nhân dân cần được thuyết phục để biểu quyết thông qua các chính sách đặc thù dành riêng cho KCN,” đồng chí Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong thời gian công tác tại Hà Nam, đã tổ chức đưa các thành viên Thường vụ Tỉnh ủy đi khảo sát các nhà trẻ trong KCN. Qua những chuyến khảo sát này, lãnh đạo địa phương đã có góc nhìn trực quan hơn về nhu cầu thực tế và sự cấp thiết của việc hỗ trợ công nhân trong việc nuôi dạy con cái.

“Chỉ khi các chính sách được xây dựng dựa trên thực tế, có sự tính toán cụ thể cho từng KCN, thì việc triển khai mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Và vai trò của công đoàn là phải đi đầu trong việc kết nối các nguồn lực, đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả khi triển khai các giải pháp". Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đồng thời yêu cầu đưa nội dung giám sát vào đề án, và thực hiện việc giám sát triển khai chính sách tại các địa phương và trên phạm vi toàn quốc.

Đồng tình với chỉ đạo trên, đồng chí Phan Thị Thuý Linh - Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng đề xuất, mỗi tỉnh, thành phố cần xây dựng các mô hình hỗ trợ phù hợp với đặc thù địa phương, đồng thời tham mưu cho chính quyền ban hành chính sách riêng dành cho người lao động tại các KCN.

"Chính sách này không chỉ giúp giải quyết vấn đề chăm sóc, nuôi dạy con công nhân mà còn tạo động lực để các doanh nghiệp và tổ chức công đoàn phối hợp tốt hơn trong việc nâng cao đời sống người lao động”, đồng chí Linh chia sẻ.

Với sự quyết tâm từ các cấp công đoàn, đề án hứa hẹn mang lại những thay đổi tích cực, giúp công nhân lao động yên tâm làm việc và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thế hệ tương lai, như chia sẻ của đồng chí Đỗ Hồng Vân, Trưởng Ban Nữ công - Tổng LĐLĐ Việt Nam: “Chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và quan tâm toàn diện đến gia đình công nhân là nhiệm vụ quan trọng của công đoàn. Đề án này là một phần trong giải pháp lâu dài để cải thiện đời sống của người lao động.”

Video: Đồng chí Đỗ Hồng Vân, Trưởng Ban Nữ công - Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ những nét chính của đề án.

Người lao công quyết tâm bám nghề để nuôi con ăn học tử tế Người lao công quyết tâm bám nghề để nuôi con ăn học tử tế

Anh Nguyễn Ngọc Trung, đoàn viên Công đoàn Công ty CP Dịch vụ đô thị Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) là một lao ...

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ? Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di ...

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm