Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Đời sống

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Hưng Thịnh
Tác giả: Hưng Thịnh
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Mảnh đời bé nhỏ được sưởi ấm tình yêu thương và sẻ chia từ Công đoàn

Xa cha mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời

Chị T., một nữ công nhân tại Vĩnh Phúc, chia sẻ: "Chúng tôi muốn gửi con đến nhà trẻ, nhưng thấy con còn quá nhỏ, để ông bà chăm sóc sẽ tốt hơn". Ban đầu, cả hai vợ chồng chị thường về quê thăm con vào cuối tuần. Thế nhưng, ảnh hưởng từ dịch COVID-19 và công việc bận rộn đã khiến chị không thể duy trì việc thăm con thường xuyên, chỉ còn cách nói chuyện qua video call. Đối với vợ chồng chị, việc gửi con về quê giảm bớt gánh nặng tài chính, nhưng nỗi nhớ con và lo lắng vẫn không thể nguôi ngoai.

Từ khi sinh ra đến tuổi vị thành niên, mỗi đứa trẻ đều cần sự yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ từ cha mẹ. Tuy nhiên, việc sống xa cha mẹ làm giảm đáng kể mối liên kết tình cảm tự nhiên giữa trẻ và cha mẹ. Các em sống thiếu tình thương, sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ, dễ cảm thấy cô đơn và giảm sự gắn bó với gia đình.

Xa cha mẹ từ nhỏ, con công nhân đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và phát triển toàn diện
Ảnh minh họa.

Như chia sẻ của chị H., công nhân tại tỉnh Vĩnh Phúc, việc phải xa cha mẹ trong thời gian dài đã khiến con chị trở nên nhạy cảm, lo âu và dễ cáu gắt. Chị cho biết: "Khi đón về, tôi phải đưa con đi khám vì nghĩ con có dấu hiệu tự kỷ. Con nhạy cảm hơn, chỉ cần xa cha mẹ vài giờ là rất sợ hãi, khóc lóc, không còn vui vẻ như trước."

Theo ThS. Lê Thị Huyền Trang - Viện Công nhân và Công đoàn, trẻ em không được ở cùng cha mẹ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển toàn diện. Điều này tác động đến tâm lý của trẻ khiến trẻ có thể trở nên khép kín, ngại giao tiếp và thiếu tự tin. Một số trẻ cảm thấy khó khăn trong việc kết bạn, thậm chí trở nên nhút nhát. Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ đối mặt với những rủi ro như bị bắt nạt, lăng mạ, hoặc thậm chí là bị xâm hại.

Ngoài ra, trẻ là con công nhân di cư còn chịu thiệt thòi về quyền lợi cơ bản: có 35,5% trẻ không được vui chơi cùng cha mẹ; 30,8% không được gần gũi chia sẻ cảm xúc; 17,6% không được quan tâm dỗ dành khi bị tổn thương…

“Trẻ không được vui chơi cùng cha mẹ là một thiệt thòi lớn,” ThS Lê Thị Huyền Trang nhận định, và cho rằng lý do chính khiến công nhân phải làm thêm giờ là vì tiền lương thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu sống.

"Phát triển toàn diện trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em".

(Khoản 2 Điều 4 Chương 1 Luật trẻ em).

Trẻ em vô tình bị mất đi quyền cơ bản

Luật Trẻ em 2016 quy định, bên cạnh các quyền công dân nói chung như quyền sống (được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển); quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội… trẻ em có quyền được được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Thế nhưng trên thực tế, theo nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn, hiện có một bộ phận trẻ em là con của nữ công nhân di cư không nhận được đầy đủ những quyền chính đáng này. Nguyên nhân chủ yếu là do cha mẹ bận rộn với công việc kiếm sống (chiếm 51,6%) và mệt mỏi sau giờ làm (chiếm 22%), khiến họ không còn thời gian và sức lực chăm sóc con cái.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Các phòng trọ chật hẹp khiến không gian sống của trẻ nhỏ trở nên tù túng. Ảnh minh họa: Yến Nhi

Thiếu sự hiện diện của cha mẹ cũng đồng nghĩa với việc trẻ không được tham gia đầy đủ các hoạt động vui chơi, giải trí và thể chất. Theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, chỉ 24,5% số trẻ được tham gia các hoạt động này. Thiếu các hoạt động rèn luyện thể chất, giải trí khiến trẻ có nguy cơ đối mặt với các vấn đề sức khỏe như béo phì, căng thẳng tinh thần và thiếu các kỹ năng sống cơ bản. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em lao động di cư, làm giảm chất lượng cuộc sống của các em ngay từ những năm tháng đầu đời.

Bên cạnh đó, áp lực tài chính khiến nhiều công nhân phải bán hàng online để kiếm thêm thu nhập, biến phòng trọ chật chội thành kho hàng, khiến không gian sống của trẻ nhỏ trở nên tù túng. Một số gia đình lựa chọn gửi con về cho ông bà chăm sóc nhưng cũng gặp trở ngại, vì ông bà đã lớn tuổi, khó đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ.

Xem thêm: Những đứa trẻ chông chênh trước thềm năm học mới

Thực tế này đòi hỏi phải có những giải pháp từ phía Nhà nước và các tổ chức Công đoàn nhằm cải thiện môi trường sống và tạo điều kiện cho trẻ em công nhân được phát triển toàn diện. Như chia sẻ của TS. Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn tại Hội thảo “Xây dựng môi trường an toàn, nâng cao chất lượng sống cho đoàn viên, người lao động” ngày ngày 17/4/2024, việc thiếu các trường học và cơ sở giáo dục gần các khu công nghiệp đã ảnh hưởng lớn đến trẻ em là con của lao động di cư.

Theo đó, để đảm bảo quyền lợi phát triển cho con em công nhân, cần có chính sách hỗ trợ tài chính, xây dựng trường học và khu vui chơi ngay tại nơi ở và làm việc của người lao động. Điều này sẽ giúp công nhân giảm bớt gánh nặng tài chính và có nhiều thời gian hơn dành cho con cái.

Để thực hiện được, cần có sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, cũng như chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển của thế hệ trẻ mà còn nâng cao chất lượng sống của công nhân – một lực lượng lao động thiết yếu của nền kinh tế.

Mời xem thêm video:

Dinh dưỡng hợp lý cho con công nhân những năm đầu đời Dinh dưỡng hợp lý cho con công nhân những năm đầu đời

5 năm đầu đời là giai đoạn vàng để con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Công nhân với mức ...

Phương pháp khơi dậy hứng thú học tập cho con công nhân Phương pháp khơi dậy hứng thú học tập cho con công nhân

Công nhân làm ca thường ít có thời gian dạy dỗ, kèm cặp, động viên con học hành. Giải pháp nào để khắc phục được ...

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ? Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm