Đời sống

"Có phải đã cô đơn quá lâu?"...

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
"Có phải đã cô đơn quá lâu?" là câu hỏi một bạn nam công nhân kể về một hành động nhỏ khiến anh xốn sang sau buổi đi làm. Đúng hơn, có lẽ anh nhạy cảm và có một tâm hồn đẹp.
Chăm lo đời sống tinh thần công nhân mỏ - Giải pháp gắn kết NLĐ với doanh nghiệp Đa dạng các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân Gia đình công nhân đơn thân: Khó khăn và tình thương yêu An toàn… yêu!
"Có phải đã cô đơn quá lâu", nhờ thế người ta cảm nhận tinh tế hơn những khoảnh khắc của đời sống? Không hẳn, nếu bạn biết tìm nó hàng ngày. Trong ảnh, một bức ảnh đẹp của cuộc thi ảnh "Nét đẹp Văn hóa EVN". Ảnh congdoandlvn.org.vn

Tình cờ tôi đọc và thấy thích dòng trạng thái của một bạn nam công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Câu chữ anh viết chau chuốt, cảm nhận tinh tế, giàu cảm xúc.

Anh kể, buổi tối đầu đông, tiết trời se lạnh, kết thúc ca trực, anh một mình phóng xe thong thả trên phố. Vừa đi anh vừa ngẩng đầu tận hưởng cơn gió lạnh đầu mùa. Bỗng một cô gái trẻ đi ngang qua, cô mỉm cười với anh và trong gió thoảng, anh có cảm giác cô vừa nói “Chúc một ngày vui nhé!”.

Chỉ có thế thôi, nhưng anh thấy lòng mình ấm áp lạ thường. Trời đất tự nhiên đẹp vô cùng. Anh cảm thấy hân hoan yêu đời hơn vì đâu đó trong sự bon chen vốn đầy rẫy lúc này, vẫn có người xa lạ quan tâm thăm hỏi và chia sẻ cảm xúc với người khác.

Không phải cô đơn lâu mới thấm thía vẻ đẹp tình người. Điều đó luôn hiện hữu trong cuộc sống người công nhân. Trong ảnh, người lao động Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Bình và công đoàn công ty tổ chức chương trình "Làm đẹp đón tết" năm 2020. Ảnh nld.com.vn

Anh nghĩ cuộc sống đôi khi chỉ cần có vậy. Không cho nhau tiền bạc, chỉ một lời hỏi han thông thường giữa đường đời tấp nập cũng mang lại cho nhau khoảnh khắc quý giá như kim cương. Anh nghĩ từ nay mình sẽ luôn mỉm cười, vì như thế có thể anh cũng mang lại niềm vui cho người khác. “Có phải đã cô đơn quá lâu, một lời hỏi han vu vơ cũng làm mình hạnh phúc?”, anh viết.

Một câu chuyện nhỏ, dung dị và chan chứa tình người. Đoạn viết của anh làm tôi liên tưởng đến một truyện ngắn tuyệt vời của nhà văn A. Chekhov. Truyện kể tác giả và một bạn nữ đi trượt tuyết tại một đoạn trượt dốc, nguy hiểm. Lúc tốc độ trượt cao nhất, gió thổi mạnh và nguy cơ có tai nạn cao nhất, tác giả thì thầm vào tai bạn nữ mấy từ “Anh yêu em”.

Kết thúc lần trượt, người bạn gái vô cùng băn khoăn. Có hay không những lời cô đã nghe kia? Nó có thật hay cô tưởng tượng ra? Hay trò đùa của gió? Từ rất sợ hãi việc trượt tuyết ở đoạn dốc đó, song “cám dỗ” về những lời bí ẩn khiến cô bạn tiếp tục đề nghị tác giả đi trượt tiếp nhiều lần. Lần nào tác giả cũng chọn đúng lúc để thì thầm vào tai cô mấy từ ấy.

Đoàn viên, người lao động nghề mỏ bên nhau dưới độ sâu hàng chục, hàng trăm mét hẳn sẽ không cảm thấy cô đơn quá lâu? Ảnh của Phạm Cường từ congdoanquangninh.org.vn

Câu chuyện chỉ có vậy, ai hiểu thế nào thì hiểu. Tôi thì rút ra từ đó, nếu có một động cơ mạnh mẽ, đẹp đẽ, người ta có thể chiến thắng được nỗi sợ của bản thân. Chiến thắng con đường khó nhọc và cả hiện tại nặng nề.

Trở lại với câu chuyện của bạn nam công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Có lẽ anh cũng xúc động mạnh và tràn ngập một niềm tin vào tình đời trong những ngày gian khó.

“Bình minh quá, mỗi khi tình lại hứa/ Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta/ Khi những em gặp gỡ giữa đường qua/ Ngừng mắt lại để trao cười bỡ ngỡ”... “Ông hoàng” thơ tình Xuân Diệu đã viết thế. Trái tim người công nhân có thể không “đa tình” như trái tim thi sĩ: “Ấy là hồn giăng rộng khắp không gian/ Để đánh lưới những duyên hờ mới mẻ”; nhưng cũng “đánh lưới” những tình người ấm áp góp nhặt bên đường. Cuộc sống vì thế thi vị biết bao nhiêu!

Một tác phẩm tham gia cuộc thi ảnh "Nét đẹp Công đoàn và người lao động" của Công đoàn Thái Nguyên. Ảnh msn.com

Anh nói có lẽ mình đã cô đơn quá lâu nên chỉ với lời hỏi han vu vơ cũng thấy lòng rộn rã niềm vui. Tôi thì không nghĩ vậy, ngoại trừ thông tin cho biết anh đang cô đơn. Niềm vui vốn hiếm hoi, người cô đơn hay không cô đơn đều trân trọng đón nhận những khoảnh khắc, hành động đẹp, tử tế hàng ngày.

Nhưng tôi ấn tượng nhất với dòng anh viết từ nay anh sẽ luôn mỉm cười (chắc cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác nếu cần thiết và điều kiện cho phép). Vì điều đó có thể mang lại niềm vui cho người khác giống như người bạn gái xa lạ ngẫu nhiên gặp trên đường đã mang lại cho anh. Thế là hành động đẹp sẽ được nhân lên trong đời sống.

Tham gia các hoạt động văn hóa, thể chất giúp bạn công nhân duy trì thể lực và có thể tránh được tình trạng phải "cô đơn quá lâu". Trong ảnh, công nhân tham gia trò chơi kéo co. Ảnh baohaiduong.vn

Ai bảo tâm hồn người công nhân không biết rung lên những sợi tơ? Ai nói cuộc sống người công nhân còn nhiều gian khổ thì không có tâm thế tiếp nhận cái đẹp? Cái đẹp, sự tử tế vốn tiềm ẩn trong mỗi người, chỉ là có thể nó chưa có cơ hội bộc lộ ra, hoặc đã bộc lộ nhưng chúng ta không biết cảm nhận, nhìn thấy nó.

Ước gì mỗi ngày chúng ta đều cho đi và được nhận lại điều tương tự!

"Yêu đương đến long trời lở đất thì sao?"

Cuộc sống người công nhân còn nhiều khó khăn, những lầm lỗi không ngăn được khát khao vươn tới những điều tốt đẹp hơn ...

Chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ? Chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ?

Khi nào mới biết kết quả cuối cùng bầu cử Mỹ? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi hai ...

Bầu cử ở Mỹ và hồi hộp tại Việt Nam Bầu cử ở Mỹ và hồi hộp tại Việt Nam

Tràn ngập trên facebook những bài đăng về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chi chít tin tức trên báo chí xung quanh những gay ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm