Đời sống

"Chúng ta đã lớn lên quá nhanh!"

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Công nhân nước ta có tỷ lệ lớn xuất thân từ nông thôn. Họ có điểm mạnh, điểm yếu riêng, song đang góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
5200 chung ta ya lyn len qua nhanh cuocsongantoanvn 1
Nông thôn là nơi cung cấp nguồn nhân lực lớn cho thị trường lao động. Người công nhân xuất thân từ nông thôn có điểm mạnh, điểm yếu nhất định nhưng đang tích cực góp phần xây dựng đất nước. Trong ảnh: Hình ảnh quen thuộc của nông thôn Việt Nam cách đây chưa lâu. Ảnh zingnews.vn

Một bạn công nhân Khu Công nghiệp Tân Hương, Châu Thành, Tiền Giang chia sẻ lên mạng xã hội một clip rất thú vị với dòng tút ngắn: “Sai lầm của chúng ta là đã lớn lên quá nhanh!”. Clip gồm những hình ảnh xưa cũ cách đây chưa lâu được nhiều người bình luận thích thú.

Tôi cũng cảm động khi xem clip này. Ở đấy tôi thấy có tôi, tuổi thơ tôi, dòng sông quê hương, lũy tre và một khung cảnh êm đềm thân thuộc. Một tổng hợp những kỷ niệm bỗng chốc ùa về. Nào là hình ảnh quả ổi xanh chi chít vết móng tay; cọng cỏ gà, tụi nhỏ chơi ô ăn quan, nhảy dây; đám trẻ con chăn trâu bắt cá nướng; con trâu chọi làm từ lá mít; cảnh tát cá mò tôm; đồng lúa vừa gặt bọn trẻ đá bóng, thả diều... Nông thôn lam lũ mà yên bình, có điều gì khiến người xem ứa lệ.

5206 chung ta ya lyn len qua nhanh cuocsongantoanvn 2
Người công nhân xuất thân từ nông thôn mang theo hành trang là những kỷ niệm, trải nghiệm máu thịt ở quê hương. Đó cũng là một trong những động lực để họ học tập, lao động và cống hiến. Ảnh: Chơi chọi cỏ gà. Ảnh hinhanhvietnam.com

Cách đây ba mươi năm, có đến hơn 80% dân số nước ta ở nông thôn; hiện tỷ lệ này vẫn chiếm quá nửa. Phần lớn công nhân chúng ta đều xuất thân từ nông thôn. Với nhiều người, họ bước thẳng từ đồng ruộng vào xưởng máy. Đặc điểm công nhân xuất thân từ nông thôn đã được nhắc đến nhiều trong các khảo sát về thành phần công nhân. Kỷ niệm làng quê, nông thôn vẫn là một phần hành trang không tách khỏi của mỗi người và nó luôn tươi xanh, đầy luyến tiếc.

Công nhân xuất thân từ nông thôn gặp những khó khăn nhất định với nhịp sống công nghiệp, kỷ luật lao động. Mức độ nào đó, sự hiểu biết pháp luật, khả năng tiếp cận công nghệ mới cũng có phần hạn chế. Nhưng đó là nguồn lực lao động dồi dào, mỗi năm lại được “bơm” vào thị trường lao động cho cỗ máy kinh tế đất nước đi lên. Không có nguồn lực này, một loạt các ngành, lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chế biến thủy hải sản, xây dựng, dịch vụ... sẽ không có cơ phát triển.

5212 chung ta ya lyn len qua nhanh cuocsongantoanvn 3
Da giày là một trong nhiều ngành sử dụng đông đảo lực lượng lao động nông thôn. Qua những bỡ ngỡ ban đầu, người công nhân xuất thân từ nông thôn tiếp cận với kỷ luật lao động công nghiệp; họ còn mang những điều học hỏi được về góp phần xây dựng nông thôn mới. Ảnh minh họa của tapchitaichinh.vn

Thanh niên công nhân xuất thân từ nông thôn sau khi vượt qua những trở ngại ban đầu, đã nhanh chóng hòa nhập với kỷ luật lao động công nghiệp, học hỏi, nắm bắt nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp. Nhiều người đạt đến trình độ tay nghề cao được tín nhiệm nắm giữ những cương vị lãnh đạo quan trọng trong từng tổ, đội, phân xưởng sản xuất. Những phẩm chất vốn có của họ, như có sức khỏe, chuyên cần, trung thực... Đã mang lại sức sống cho nhiều doanh nghiệp.

Một điều đáng quý ở họ là sự liên hệ, gắn bó mật thiết với quê hương. Những kỷ niệm với họ không đơn thuần là kỷ niệm, mà là máu thịt; đó là cha mẹ, ông bà, anh em họ hàng, gia tộc, bè bạn, người thân. Họ mang văn hóa công nghiệp, lối sống công nghiệp và đồng tiền kiếm được về thay đổi nếp sống, nếp nghĩ ở làng quê và trực tiếp xây dựng quê hương. Rất nhiều làng quê nghèo đã thay da đổi thịt nhờ công sức, đồng lương của những người công nhân gốc gác nông thôn dành dụm được mang về.

5217 chung ta ya lyn len qua nhanh cuocsongantoanvn 5
Người công nhân xuất thân từ nông thôn không chỉ mang theo hành trang là những kỷ niệm; họ còn chắt chiu từng đồng lương kiếm được góp phần xây dựng quê hương. Trong ảnh: Hình ảnh nông thôn mới ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ảnh baohaiduong.vn

Chúng ta đã không lớn lên quá nhanh bởi thời gian vẫn như nghìn năm, triệu năm trước. Cái chính là đất nước, xã hội đã thay đổi, tiến lên quá nhanh. Đôi dép tông, chiếc mũ cối “thời trang”; chiếc xe đạp tuổi thơ ta luồn khung; chiếc cối xay, cối gạo từng đi vào văn học... giờ chỉ còn thấy trong bảo tàng. Tốc độ phát triển một năm như bằng cả thập kỷ.

Xem clip tôi cũng thấy lạc quan hơn. Dịch bệnh đang hoành hành, sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề; công việc, thu nhập, đời sống người công nhân đang thực sự khó khăn nhưng cách đây chưa lâu chúng ta còn khó khăn, lam lũ hơn thế nhiều lần. Và nhịp độ phát triển đã có đà để tiếp tục đi lên, không dừng lại.

Cảm ơn bạn đã làm và chia sẻ clip ấy.

Covid-19: cập nhật thông tin mới nhất ngày 10 src= Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 10/8
Bộ y tế phát đi thông báo khẩn số 27 trong đêm 9 src= Bộ Y tế phát đi thông báo khẩn số 27 trong đêm 9/8
Phớt lờ dịch bệnh covid-19 đang phức tạp, người dân vẫn tập trung ăn nhậu, đi cà phê Phớt lờ dịch bệnh Covid-19 đang phức tạp, người dân vẫn tập trung ăn nhậu, đi cà phê

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm