![]() |
Nam nữ công nhân tìm hiểu, yêu thương nhau không phải ai cũng đòi hỏi mức lương bao nhiêu. Có nhiều trường hợp yêu thương nhau nhưng không đủ điều kiện làm đám cưới, họ vẫn hạnh phúc. Trong ảnh, một đám cưới tập thể công nhân lao động do Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Ảnh nhandan.com.vn |
Bài viết “Lương công nhân 10 triệu có cưới được vợ không?” đăng tải trên Tạp chí Cuocsongantoan.vn đã nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận trái chiều của bạn đọc. Nhiều ý kiến cho rằng, với thu nhập phổ biến của công nhân lao động hiện nay, đòi hỏi phải có mức lương 10 triệu là quá nhiều; trong khi một số ý kiến cho rằng đó là mức tối thiểu để vợ chồng duy trì cuộc sống và nuôi con. Một số ý kiến khác lại nêu cách chi tiêu “nhiều no ít đủ” tùy theo khả năng việc làm, thu nhập. Lại có ý kiến nêu, người đàn ông không có khả năng kiếm 10 triệu một tháng để nuôi gia đình thì nên xem lại mình; ngược lại, có ý kiến khẳng định chỉ với nửa hoặc một phần ba mức lương ấy, nam công nhân đã có thể lấy vợ, sinh con, bảo đảm cuộc sống gia đình...
![]() |
Nam công nhân phải làm việc rất vất vả, song hầu hết có mức lương chưa cao. Lương 10 triệu đồng một tháng hiện là mơ ước của công nhân nhiều ngành nghề. Ảnh có tính minh họa của vnphoto.net |
Xin trích một số ý kiến tiêu biểu: “Chi tiêu cuộc sống nhiều lắm bạn ơi, vợ chồng mình ở nhà thuê, nuôi hai con ăn học, rồi chi tiêu này nọ có tháng hết gần 20 triệu. Nếu chồng không kiếm được nhiều, vợ cũng không kiếm được thì gia đình sẽ chết đói đấy. Cho nên không phải con gái vật chất đâu, mà cuộc sống bắt buộc phải như vậy”, một bạn có lẽ là nữ viết; “Lấy đâu ra 10 triệu trừ khi làm tăng ca lòi mắt. Nếu không lương chỉ tầm 5 triệu”, một bạn nam không hiểu đã có vợ chưa phát biểu; “Đòi hỏi lương 10 triệu thì công nhân ế hết à?”, một ý kiến có lẽ của bạn nam có phần chua chát; “Chồng mình mỗi tháng chỉ đưa mình 3 triệu mà vợ chồng vẫn hạnh phúc mười năm rồi. Chồng làm ít tiền thì vợ phải cố gắng thôi. Chồng chứ có phải cái máy đâu”, một nữ công nhân viết...
Xem ra mỗi người đều có lý của mình và không dễ ai nhượng bộ ai. Tôi cũng không dám nói ý kiến nào xác đáng hơn nhưng nhìn vào mặt bằng thu nhập của công nhân thì thấy mức lương phổ biến là dưới 10 triệu. Nếu lương dưới 10 triệu, nam công nhân không nên hoặc không thể kết hôn, chả lẽ “còn lại con gái đi lấy đại gia hết” như một ý kiến viết?
![]() |
Nam công nhân ngành Điện phải làm việc thường xuyên ngoài trời, bất chấp mưa bão, nắng nóng; song, không phải đơn vị nào cũng có điều kiện trả lương cao cho người lao động. Ảnh có tính minh họa của evn.com.vn |
Tôi nghĩ, người phụ nữ có một vài yêu cầu, trong đó có yêu cầu về thu nhập đối với người chồng tương lai cũng là điều chính đáng. Cuộc sống gia đình hầu hết do người vợ lo liệu. Chồng có việc hay mất việc, có lương hay không có lương thì mỗi ngày người vợ vẫn phải chuẩn bị ba bữa cơm. Và quan trọng nhất, người vợ lúc nào cũng phải chăm lo cho con chu đáo. Người chồng có thể tính chuyện mua nhà, tậu ô tô nhưng chi tiêu hằng ngày ở người vợ, nên “nguồn tài chính” với họ là điều cực kỳ quan trọng. Song, những yêu cầu này cũng phải thực tế, phù hợp và có lý.
Nhu cầu của con người là rất lớn. Với những người có điều kiện kinh tế, con số thu nhập 10 triệu một tháng không đủ để họ tiêu vặt. Họ có quyền làm như thế. Cuộc sống của họ là ước mơ, động lực cho những người khác vươn tới và noi theo. Tôi tôn trọng lối sống và cách tiêu pha của họ, nếu không “tiền nhiều để làm gì?”. Tuy nhiên, với đại đa số công nhân lao động, để đạt mức lương 10 triệu một tháng là cả một sự nỗ lực và may mắn. Trong đó, họ phải làm ở một doanh nghiệp ổn định, phát triển, có mức đãi ngộ tốt; họ phải có trình độ tay nghề, có thâm niên cống hiến... mới đạt mức thu nhập nêu trên.
![]() |
Hiểu biết, yêu thương, chia sẻ là "chất kết dính" đưa nam nữ công nhân đến với nhau và nên vợ nên chồng, chứ không phải do đồng lương cao hay thấp. Trong ảnh, một dây chuyền may. Ảnh của thegioihoinhap.vn |
Dù với mức lương nào, tôi tin nam nữ công nhân cũng sẽ tìm được nhau để kết hôn. Tôi cũng tin ngày nay ít còn ai đến với nhau, xây dựng tổ ấm là “một mái nhà tranh, hai trái tim vàng”, bởi họ là những người thực tế. Chính vì thực tế, họ sẽ không đòi hỏi những gì vượt quá khả năng, điều kiện và biết thế nào là đủ. Quan trọng nhất, họ hiểu, thông cảm với nhau, chấp nhận nhau; sẵn sàng cùng nhau chia sẻ đắng cay ngọt bùi. Và như thế, họ vẫn có thể đắp xây hạnh phúc mà không nhất thiết phải có thu nhập là một hay một vài chục triệu.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
