Hoạt động Công đoàn

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô

HỒNG NHUNG
Tác giả: HỒNG NHUNG
Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội với công nhân lao động (CNLĐ) vừa được tổ chức chiều 18/5 tại KCN Nội Bài.
Công nhân lao động đối thoại với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh

Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, rất muốn lắng nghe các ý kiến sát sườn, vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của CNLĐ. Trên cơ sở đó, đại diện các sở, ngành và lãnh đạo thành phố giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó khăn để cùng nhau xây dựng đội ngũ công nhân ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng; đảm bảo các chính sách về tiền lương và các vấn đề khác cho CNLĐ.

LĐLĐ TP Hà Nội - đơn vị tổ chức Hội nghị cho biết, đã tiếp nhận trên 600 ý kiến, kiến nghị gửi về từ các đại biểu CNLĐ và công đoàn cơ sở. Tại Hội nghị chiều qua, có 27 ý kiến được trình bày trực tiếp từ các đại biểu là CNLĐ, cán bộ công đoàn, tập trung vào vấn đề: nhà ở, đời sống, việc làm, chính sách BHXH, tuổi nghỉ hưu, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH...

Chủ tịch UBND Thành phố đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2023
Toàn cảnh Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa đồng chí Chủ tịch UBND TP Hà Nội với CNLĐ Thủ đô. Ảnh: LĐLĐ

Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho CNLĐ

Bà Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở LĐ-TB & XH TP Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố Hà Nội và Trung ương đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt cho đối tượng yếu thế, đối tượng nghèo, cận nghèo, ...

Thành phố có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng KCN - CX, thường xuyên tổ chức phiên giao dịch việc làm theo hình thức trực tuyến để không chỉ Hà Nội mà các địa bàn lân cận có cơ hội tìm kiếm việc làm.

"Theo khảo sát của Trung tâm Tư vấn việc làm, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng 200.000 lao động/năm, thực tế đã có trên 252.000 lao động được giải quyết việc làm mới. Như vậy, từ nhu cầu và thực tế đã có sự tiệm cận với nhau", lãnh đạo Sở LĐ-TB & XH TP Hà Nội thông tin.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Chủ tịch UBND TP Hà Nội - Trần Sỹ Thanh chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: LĐTĐ

Trong giai đoạn 2021 - 2022, Chính phủ đã có Nghị quyết 68/NQ-CP về hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19. Trong đó có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho CNLĐ trong thời gian 6 tháng, mỗi tháng 1,5 triệu đồng.

Bà Hương thông tin, trên cơ sở doanh nghiệp xây dựng đề án, Sở LĐ-TB & XH duyệt hỗ trợ trên 1.300 lao động. Tuy nhiên, chính sách này đã kết thúc vào tháng 6/2022.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB & XH TP Hà Nội nhấn mạnh việc nâng cao tay nghề, chuyên môn là nhu cầu chính đáng của CNLĐ, đó cũng là trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Giám đốc Sở LĐ-TB & XH Hà Nội - Bạch Liên Hương giải đáp kiến nghị của CNLĐ. Ảnh: LĐTĐ

Bà Hương cũng đề nghị người lao động và chủ doanh nghiệp cần chấp hành nghiêm túc Bộ luật Lao động, thỏa ước lao động tập thể. Bên cạnh đó, công đoàn cần tuyên truyền để nâng cao mức độ hiểu biết và thực hành pháp luật của NLĐ.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nợ BHXH

Trả lời kiến nghị của CNLĐ về việc doanh nghiệp nợ đọng BHXH, Giám đốc BHXH TP Hà Nội cho biết, 4 tháng đầu năm 2022 số nợ BHXH lên tới 5.400 tỷ đồng, nợ tính lãi là 1.700 tỷ (giảm so với cùng kì năm trước).

BHXH thành phố đã tăng cường công tác thanh, kiểm tra, tính riêng năm 2022 đã tiến hành kiểm tra 10.200 đơn vị (trong đó kiểm tra đột xuất trên 5000 đơn vị). Ngoài ra, BHXH thành phố cũng chuyển hồ sơ 7 đơn vị nợ đọng qua cơ quan điều tra để xem xét, xử lý.

Đồng thời, đơn vị cũng tuyên truyền, phối hợp với LĐLĐ thành phố truyền thông rộng rãi, yêu cầu các đơn vị nợ BHXH này đóng, thông báo hằng tháng số nợ các đơn vị, đăng công khai những đơn vị nợ BHXH trên 1 tháng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, ...

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp đó mà tình trạng nợ, tổng số nợ BHXH ngày càng giảm dần.

Chủ tịch UBND Thành phố đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2023
Anh Nguyễn Văn Đức - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Kyoei Việt Nam đặt câu hỏi về chính sách nhà ở xã hội dành cho CNLĐ. Ảnh: LĐTĐ

Đến năm 2030, 100% các KCN, KCX đều có khu nhà ở xã hội cho CNLĐ

Ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: Vấn đề phát triển nhà ở xã hội cho công nhân là vấn đề được Trung ương, UBND thành phố Hà Nội, Thành ủy, các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, UBND thành phố đã ban hành Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2030, Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025, trong đó đã định hướng chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân các KCN.

Trong giai đoạn tiếp theo, thành phố sẽ tiếp tục rà soát, dành quỹ đất để phục vụ công tác phát triển nhà xã hội trên địa bàn; rà soát điều chỉnh quy hoạch để bổ sung quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đồng bộ với các thiết chế công đoàn phục vụ nhu cầu nhà ở cho công nhân, NLĐ.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Ông Võ Nguyên Phong - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội giải đáp về phát triển nhà ở xã hội cho CNLĐ. Ảnh: LĐTĐ

Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các giải pháp phát triển nhà ở xã hội cho công nhân với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, 100% các KCN, KCX của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, NLĐ.

Công nhân lương trên 7 triệu đồng/tháng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phạm Quang Thanh - Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội cảm ơn những góp ý, kiến nghị rất xác đáng của CNLĐ. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ CNLĐ trong việc xây dựng, phát triển Thủ đô. Đặc biệt, trong những năm gần đây, thành phố đối diện với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương (thứ nhất từ trái qua) và lãnh đạo sở, ngành thành phố Hà Nội dự Hội nghị. Ảnh: LĐTĐ

Chủ UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, Hà Nội có vị trí đắc địa, giờ không phải là lúc phát triển ào ạt nữa mà ưu tiên áp dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng đào tạo công nhân thời 4.0. Hà Nội sẽ có những chính sách tổng thể để phát huy lợi thế là trung tâm văn hóa, đặc biệt hệ thống trường đào tạo nghề dày đặc, ...

Liên quan đến vấn đề nhà ở cho công nhân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng định trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ, dự án để trong nhiệm kỳ này khởi công được một số nhà ở xã hội theo kế hoạch thực hiện Chương trình "1 triệu nhà ở xã hội", đáp ứng nhu cầu của NLĐ.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
Chị Phạm Thị Bích Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Toto Việt Nam đặt câu hỏi. Ảnh: LĐTĐ

"Sau khi Luật Thủ đô, quy hoạch Thủ đô được ban hành, Hà Nội sẽ triển khai nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phát triển KCN, vấn đề xây dựng nhà ở cho CNLĐ. Hiện tại, quy hoạch, quỹ đất đã có rồi, vấn đề là cần đẩy nhanh tiến độ dự án, khởi công hàng loạt các công trình nhà ở xã hội theo quy hoạch. Các doanh nghiệp đã sẵn sàng, mong muốn, cuối năm 2023 và 2024 sẽ tập trung xây dựng các dự án về nhà ở xã hội cho CNLĐ. Xây dựng chính sách hợp lý, làm sao để công nhân có mức lương trên 7 triệu đồng/tháng có thể tiếp cận được nhà ở xã hội", lãnh đạo UBND TP Hà Nội phát biểu.

Chủ tịch Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô
CNLĐ chăm chú theo dõi diễn biến của Hội nghị. Ảnh: LĐTĐ

Về những vấn đề liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, tư pháp, … Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh, thành phố cùng các sở, ngành đang có những giải pháp quyết liệt, giảm thiểu việc CNLĐ không phải đến cơ quan hành chính, cố gắng rút ngắn thời gian thực hiện hành chính công.

Tháng 7/2023, UBND thành phố sẽ trình HĐND xây dựng đề án miễn giảm tất cả chi phí cơ bản phí nộp thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của thành phố với điều kiện làm trực tuyến, để CNLĐ dành thời gian nhiều hơn cho lao động sản xuất, tăng năng suất, có thời gian nghỉ ngơi, giảm tối đa rủi ro.

Về vấn đề giáo dục cho con em CNLĐ, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh cần có lộ trình, phương pháp tiếp cận để công bằng và hài hòa. Cũng trong tháng 7 này, UBND thành phố hy vọng sẽ hoàn thành đề án nghiên cứu định mức đơn giá tối thiểu trong giáo dục và y tế, trước mắt là giáo dục, để đảm bảo quyền lợi hài hòa cho các em học sinh, con em CNLĐ.

Chủ tịch UBND thành phố đề nghị sau Hội nghị hôm nay, Văn phòng UBND thành phố và LĐLĐ thành phố sẽ tổng hợp và có trả lời bằng văn bản từng nhóm vấn đề cho anh chị em CNLĐ, các đơn vị.

Chủ tịch UBND Thành phố đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2023
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương trao quà cho CNLĐ. Ảnh: LĐTĐ

Những khó khăn CNLĐ Thủ đô đang phải đối mặt

Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội - Lê Đình Hùng cho biết: Hà Nội có trên 250.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,5 triệu lao động. Sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống, việc làm của phần lớn CNLĐ tiếp tục gặp những khó khăn. Mặc dù năm 2022, tiền lương bình quân chung của NLĐ tăng hơn so với năm 2021 từ 2,94% đến 3,82%; thu nhập bình quân của NLĐ đạt 6,6 triệu đồng/tháng (quý I-2023 là 7 triệu đồng/tháng), song chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu.

Đáng lưu ý, các dự án nhà ở 3 khu công nghiệp: Thạch Thất (Quốc Oai), Thăng Long (huyện Đông Anh), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) mới đáp ứng gần 20% nhu cầu của CNLĐ. Các khu công nghiệp còn lại đều chưa có nhà ở cho công nhân. Trên 80% CNLĐ đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư, đa phần diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao...

Ngoài ra, các công trình phúc lợi công cộng như trường mầm non công lập cho con em công nhân còn thiếu; nhà văn hóa, khu thể thao và khu vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt phục vụ công nhân hầu như chưa có. Việc học tập của con em CNLĐ cũng gặp một số khó khăn.

Những kết quả thiết thực từ các cuộc đối thoại đặc thù của Thủ tướng Chính phủ Những kết quả thiết thực từ các cuộc đối thoại đặc thù của Thủ tướng Chính phủ

Hôm nay, ngày 12/6/2022, cuộc đối thoại lần thứ sáu với công nhân lao động của Thủ tướng được Tổng Liên đoàn Lao động tổ ...

Tập trung đối thoại, chia sẻ khó khăn với đoàn viên và người lao động Tập trung đối thoại, chia sẻ khó khăn với đoàn viên và người lao động

Tháng Công nhân năm 2022, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực xây dựng, tổ chức các hoạt động ý nghĩa, ...

Lãnh đạo Quốc hội và đại biểu Quốc hội sẽ đối thoại với công nhân lao động Lãnh đạo Quốc hội và đại biểu Quốc hội sẽ đối thoại với công nhân lao động

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, điểm khác biệt trong Tháng Công nhân năm 2023 là sẽ diễn ra chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm