![]() |
Nhiều chính sách mới được áp dụng với công chức địa phương. Ảnh minh họa: Tạp chí Lao động và Công đoàn |
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học với viên chức ngành Y tế
Từ ngày 10/6/2022, không còn quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế.
Đây là điểm mới tại Thông tư 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 26/4/2022.
Đơn cử, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với bác sĩ cao cấp (hạng I) bao gồm:
Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
Còn đối với bác sĩ chính (hạng II) thì yêu cầu tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng - Hàm - Mặt; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
Đối với bác sĩ (hạng III) thì yêu cầu tốt nghiệp bác sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành Y học dự phòng); bác sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt; có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ).
Vị trí công tác định kỳ chuyển đổi lĩnh vực tổ chức cán bộ địa phương
Danh mục vị trí công tác định kỳ chuyển đổi lĩnh vực tổ chức cán bộ được quy định tại Thông tư 3/2022/TT-BNV ngày 12/3/2022, bao gồm:
Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế.
Thẩm định các đề án thành lập mới, sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước, tổ chức phi chính phủ, hội nghề nghiệp.
Thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính các cấp.
Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
Phân bổ chỉ tiêu, ngân sách đào tạo.
Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thông tư 3/2022/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 1/6/2022 và bãi bỏ Quyết định 05/2008/QĐ-BNV.
![]() Các chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 12/2021 (từ ngày 21 đến 31/12/2021). |
![]() Hôm nay là ngày đầu tiên của năm 2022. Nhân dịp này, qua chuyên mục Cà phê tối, chúng tôi xin được gửi tới bạn ... |
![]() Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tăng thời gian làm thêm, tăng mức hỗ trợ cho người lao động ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
