Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình
Hoạt động Công đoàn

Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình

Ngọc Tú
Tác giả: Ngọc Tú
Đó là thông điệp của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ đẩy mạnh học tập suốt đời trong công nhân lao động, cán bộ công đoàn cơ sở kiêm nhiệm (không hưởng lương ngân sách), diễn ra ngày 30/11/2024, tại TP Đà Nẵng.
Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn

Học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Đối với công nhân lao động, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030”.

Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình
Quang cảnh hội nghị.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hướng dẫn các cấp công đoàn cả nước triển khai bằng nhiều hoạt động thiết thực để đạt các mục tiêu như: Đối với mục tiêu về chính trị - pháp luật, phấn đấu đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 90% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công nhân lao động, gắn với những nội dung lý luận về chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Mục tiêu về kỹ năng nghề nghiệp là phấn đấu đến năm 2025 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 75% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề.

Mục tiêu về kỹ năng sống là phấn đấu đến năm 2025 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 75% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống.

Mục tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số là phấn đấu đến năm 2025 đạt 40%, đến năm 2030 đạt 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số.

Mục tiêu về mô hình học tập là phấn đấu đến năm 2025 đạt 30%, đến năm 2030 đạt 50% công nhân lao động tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu “Công dân học tập”.

Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Khẳng định học tập suốt đời là quá trình tích lũy kinh nghiệm hằng ngày, là sự nỗ lực liên tục của mỗi cá nhân, tận dụng mọi cơ hội học tập, giúp công nhân lao động thêm cơ hội có việc làm bền vững, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam gợi ý một số nội dung học tập phù hợp với công nhân như: Học kiến thức phổ thông – tri thức nền tảng để đi lên; Học kiến thức pháp luật – lá chắn bảo vệ quyền lợi người lao động; Học kiến thức xã hội – nền tảng cho cuộc sống văn minh; Học kỹ năng sống – chìa khóa góp phần mở cánh cửa thành công; Học nghề, nâng cao tay nghề - tăng cơ hội có việc làm bền vững; Học tin học – tăng lợi thế khi tìm việc làm và giữ vững nghề nghiệp; Học ngoại ngữ - tăng cơ hội làm việc trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng gợi ý một số hình thức và phương pháp giúp công nhân học tập hiệu quả như tự học; học có người hướng dẫn (thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp…); học từ xa theo các chương trình online qua internet; vừa học vừa làm/vừa làm vừa học (học theo lớp ngoài giờ làm việc); học tại nơi làm việc, học tại các cơ sở văn hóa cộng đồng, học tại cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo nghề…; học tập linh hoạt theo phương châm “cần gì học nấy”.

Đối với cán bộ công đoàn, đồng chí Ngọ Duy Hiểu yêu cầu về tính chủ động, tích cực tự học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao ý thức chính trị, pháp luật, kỷ luật lao động, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng sống, kỹ năng số để trở thành “Công dân học tập”.

Bên cạnh đó là tuyên truyền nâng cao nhận thức của đoàn viên, công nhân lao động về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập; vận động, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động tạo điều kiện để công nhân lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc đào tạo nghề cho công nhân lao động mới; vận động công nhân tham gia các phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi.

Để tạo động lực và truyền cảm hứng học tập cho công nhân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu khẳng định: “Khi trình độ, kỹ năng, hiểu biết được nâng lên, chúng ta có nhiều cơ hội thuận lợi hơn khi tìm việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, chất lượng cuộc sống tốt hơn, góp phần hoàn thiện bản thân, hoàn thiện nhân cách, năng động, sáng tạo, tự tin và không phụ thuộc vào người khác”.

Chỉ đạt được ước mơ nếu lao động quên mình
Người lao động dự hội nghị trình bày ý kiến, thắc mắc.

Trong khuôn khổ Hội nghị, đồng chí Ngọ Duy Hiểu truyền đạt chuyên đề “Kỹ năng thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động” qua đó, giúp cán bộ công đoàn cơ sở nắm chắc và có kỹ năng, phương pháp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động trong hoạt động công đoàn.

Hội nghị diễn ra trong hai ngày (29-30/11/2024) và là hoạt động thực hiện Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 19/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030”.

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Ngày 27/12, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công ...

Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai mô hình “Công dân học tập” trong công nhân lao ...

Tiến sỹ Lê Thanh Sơn: Học và làm theo Bác để trưởng thành hơn mỗi ngày Tiến sỹ Lê Thanh Sơn: Học và làm theo Bác để trưởng thành hơn mỗi ngày

Luôn nỗ lực trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tiên phong trong các phong trào Đoàn Thanh niên và Công đoàn, ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm