Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
Hoạt động Công đoàn

Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn

Hà Vy
Tác giả: Hà Vy
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai mô hình “Công dân học tập” trong công nhân lao động tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.

Nhiều mô hình hay của công đoàn

Ngày 13/9, Đoàn công tác liên ngành do đồng chí Vũ Thanh Mai - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Tổng LĐLĐ Việt Nam về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 49 của Ban Bí thư khoá XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong thời gian qua các cấp Công đoàn Việt Nam đã đổi mới hình thức tuyên truyền, sử dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội, tổ chức các cuộc thi trực tuyến để công nhân lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ, năng suất lao động, góp phần giữ vững việc làm ổn định, cải thiện cuộc sống.

Mô hình “Công dân học tập” trong CNLĐ tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Đồng chí Vũ Thanh Mai - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (đứng) phát biểu trong buổi làm việc giữa đoàn công tác liên ngành với Tổng LĐLĐ Việt Nam, ngày 13/9. Ảnh: Thu Hằng

Hệ thống cơ sở giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn đã đổi mới chương trình, nội dung, tài liệu, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, linh hoạt, liên thông dựa trên mô đun, tín chỉ và các quy đổi tương đương, đáp ứng chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu; đào tạo các ngành, nghề mới...

Bình quân hằng năm, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn đào tạo, dạy nghề cho hơn 40 nghìn lượt người lao động.

Nhiều mô hình hay, cách làm tốt hỗ trợ công nhân lao động học tập như: Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân trong doanh nghiệp; vận động công nhân học bổ túc văn hóa; liên kết với doanh nghiệp để công nhân có môi trường học tập...

Mô hình “Công dân học tập” trong CNLĐ tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Kiên - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thu Hằng

Công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, công nhân vùng sâu, vùng xa, công nhân là người dân tộc thiểu số được vận động học tập nâng cao trình độ, không để tình trạng tái mù chữ. Công đoàn tuyên truyền, vận động để 100% con của công nhân trong độ tuổi được đến trường.

Đồng chí Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội chia sẻ, riêng mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân” đến nay đã được Công đoàn Thành phố triển khai hơn 60 điểm. Ngoài mô hình trực tiếp tại doanh nghiệp còn có mô hình tại khu nhà trọ có đông công nhân lao động. Qua đó thúc đẩy văn hóa đọc, thúc đẩy công nhân học tập và hòa đồng với người địa phương.

Mô hình “Công dân học tập” trong CNLĐ tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Góc tuyên truyền pháp luật tại Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân của LĐLĐ TP Hà Nội. Ảnh: CĐHN

Đồng chí Phùng Thái Quang - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minh chia sẻ, đơn vị tổ chức chương trình đào tạo có sự kết hợp linh hoạt giữa đào tạo trực tiếp và học tập trực tuyến. Nhờ đó, công nhân có thể tham gia khóa học một cách linh hoạt về thời gian, phù hợp với điều kiện vừa làm vừa học.

Các chương trình đào tạo tập trung vào việc nâng cao tay nghề, hướng đến việc phát triển kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian, giúp công nhân lao động thích ứng nhanh chóng với yêu cầu mới của thị trường lao động...

Một bộ phận công nhân chưa mặn mà học tập

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai mô hình “Công dân học tập” trong công nhân lao động tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Một bộ phận công nhân lao động chưa coi trọng việc học tập do yêu cầu sản xuất, gánh nặng cơm áo gạo tiền, chăm sóc gia đình.

Nhiều người sử dụng lao động đào tạo nghề ngắn ngày cho công nhân khi vào làm tại doanh nghiệp mà chưa quan tâm tạo điều kiện để họ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học…

Chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong tình hình mới. Chính quyền địa phương chưa quan tâm đầu tư hỗ trợ kinh phí để các LĐLĐ tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại doanh nghiệp đến năm 2030.

Mô hình “Công dân học tập” trong CNLĐ tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.
Đồng chí Vũ Thanh Mai - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (đứng) ghi nhận nỗ lực của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong thời gian qua. Ảnh: Thu Hằng

Việc thực hiện chỉ tiêu “Công dân học tập” cho công nhân lao động tại doanh nghiệp theo Bộ tiêu chí và Hướng dẫn đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 còn vướng mắc. Đó là: đối với cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị do cấp huyện, tỉnh, Trung ương quản lý, thì nộp bản tự đánh giá cho Ban khuyến học cơ quan, đơn vị để được Thủ trưởng đơn vị xem xét, công nhận danh hiệu “Công dân học tập”; nếu đơn vị chưa có Ban khuyến học thì có thể đề nghị tổ chức Công đoàn (hoặc Đoàn Thanh niên) phối hợp, xác nhận và trình Thủ trưởng đơn vị quyết định công nhận.

Áp dụng quy định trên đối với doanh nghiệp, thẩm quyền ký quyết định công nhận “Công dân học tập” cho người lao động là người sử dụng lao động (giám đốc). Tuy nhiên phần đông người sử dụng lao động quan tâm đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, ít quan tâm đến các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân...

Thời gian tới, số lượng công nhân lao động tăng nhanh, hoạt động công đoàn tiếp tục mở rộng và chuyển mạnh sang khu vực ngoài nhà nước. Cơ cấu lao động tiếp tục có sự thay đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, thiếu hụt nhân lực chất lượng cao, trong khi lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh, dẫn đến một bộ phận người lao động đối diện nguy cơ mất việc làm.

Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy đảng triển khai đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động; Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương... Đồng thời kiến nghị một số nội dung đối với các ban, ngành liên quan.

Đồng chí Vũ Thanh Mai đánh giá cao những kết quả mà Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng như các cấp công đoàn đã đạt trong việc thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”.

Đồng chí Vũ Thanh Mai nhấn mạnh, Đoàn công tác sẽ tiếp thu nghiêm túc, tổng hợp ý kiến đề xuất, góp ý, kiến nghị, để hoàn thiện Báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục có sự chỉ đạo về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời gian tới.

Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mới đây đã ký ban hành Nghị quyết 07/NQ-BCH của Ban Chấp hành về “Tập trung nguồn lực chăm ...

Chủ động triển khai kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động Chủ động triển khai kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động

Nội dung chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động được thảo luận sôi nổi tại Hội nghị lần ...

Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173 Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173

Nhiều năm qua, Công đoàn cở sở Nhà máy Z173 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tập ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm