Hoạt động Công đoàn

Cần “mềm dẻo” để hài hòa mối quan hệ lao động

XUÂN HẬU
Tác giả: XUÂN HẬU
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước xảy ra nhiều cuộc đình công, ngưng việc tập thể. Nguyên nhân chính được nhiều người lao động bày tỏ là việc chi trả lương, thưởng tại doanh nghiệp không hợp lý. Để không xảy ra tình trạng trên, có doanh nghiệp đã chủ động cách thức xử lý “mềm dẻo”.
Đổi mới, sáng tạo để thu hút người lao động Nhà Văn hóa Lao động TP Đà Nẵng: Trao 800 chiếc bánh chưng cho công nhân lao động Bốn chính sách mới liên quan đến quyền lợi lao động có hiệu lực từ tháng 2/2022
Cần “mềm dẻo” để hài hòa mối quan hệ lao động
Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Foster chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để người lao động thực hiện "3 tại chỗ". Ảnh: Bùi Minh Vũ

Nhận định về vấn đề trên, ông Bùi Minh Vũ – Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Điện tử Foster (KCN Hòa Cầm, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cho rằng việc người lao động đòi hỏi quyền lợi hợp pháp, chính đáng như tăng lương theo đúng quy định pháp luật là không sai. Song, trước sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh trong suốt thời gian qua, những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải là vô cùng lớn. Vì vậy, sẽ có những khoản không thể đáp ứng đúng theo cam kết mà doanh nghiệp và người lao động đã ký kết với nhau.

Công ty TNHH Điện tử Foster là doanh nghiệp FDI, 100% vốn đầu tư của Tập đoàn Foster Nhật Bản. Trong nhiều năm qua, đơn vị luôn được LĐLĐ TP. Đà Nẵng đánh giá là doanh nghiệp tiêu biểu về chăm lo người lao động. Trở lại hoạt động sau thời gian nghỉ Tết, Công đoàn công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động như lì xì, bốc thăm có thưởng thu hút người lao động tham gia.

Cũng theo ông Vũ, việc đòi hỏi tăng lương dịp đầu năm là việc mà hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào cách xử lý mối quan hệ lao động sẽ phần nào tác động đến phản ứng của công nhân.

Trước hết, theo Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Điện tử Foster, doanh nghiệp cần công khai, minh bạch các thông tin về chế độ, chính sách tiền lương, tiền công, thu nhập để người lao động nắm bắt.

“Nhiều doanh nghiệp năm qua vẫn có những đơn hàng, công việc vẫn có cho người lao động. Nhưng những ảnh hưởng của dịch bệnh, chi phí cho công tác phòng, chống dịch, 3 tại chỗ,… khiến mức chi cao hơn so với các năm. Phía doanh nghiệp nếu tăng lương theo cam kết, quỹ lương sẽ phình to, chi phí đầu tư tái sản xuất sẽ không còn nhiều, buộc công ty phải đẩy giá thành sản phẩm lên khiến khả năng cạnh tranh về giá với các đối thủ rất thấp và mất các đơn hàng. Ở phía người lao động, khi nhìn vào công việc, họ thấy bản thân vẫn đi làm đều, thậm chí là tăng ca nhưng lương vẫn vậy sẽ rất bức xúc. Không ai hiểu ai sẽ vô tình khiến mối quan hệ căng thắng”, ông Vũ cho biết.

Cần “mềm dẻo” để hài hòa mối quan hệ lao động
Người lao động sẽ thông cảm và gắn bó với doanh nghiệp nếu có được sự trao đổi phù hợp. Ảnh: Định Cao

Với kinh nghiệm của bản thân, ông Vũ cho rằng người tham mưu hay Công đoàn của đơn vị khi trao đổi chính sách cho người lao động cùng ban lãnh đạo cần đưa ra những giải pháp hợp lý. Ở đây, khi doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không thể tăng lương cho người lao động, nhưng bù lại, cần có một khoản hỗ trợ phù hợp để người lao động cảm thấy yên tâm.

“Doanh nghiệp không thể tăng lương vì khó khăn nhưng hoàn toàn có thể cân đối để có khoản hỗ trợ cho người lao động. Sự hỗ trợ đó sẽ giúp người lao động yên tâm gắn bó với công việc và giải quyết một phần các vấn đề khó khăn của gia đình họ. Tất nhiên, để người lao động đồng ý cần phải có sự thương lượng, trao đổi giúp họ thông cảm và sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp”, ông Vũ nhận định.

Bên cạnh đó, khi công ty đưa ra các thông báo, thay vì để người lao động bất ngờ đón nhận thì những người làm công tác Công đoàn của đơn vị có thể hỗ trợ trong việc cung cấp các thông tin trước, lắng nghe các phản hồi và có sự trao đổi, giải thích. Người lao động khi tiếp nhận thông báo mới của công ty một cách chủ động, không bất ngờ thì phản ứng cũng bớt gây gắt hơn.

“Những cách xử lý “mềm dẻo” đó sẽ giúp hạn chế thấp nhất khả năng xảy ra ngưng việc tập thể và người lao động sẽ có lòng tin, cố gắng đồng hành doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có những cam kết rõ ràng là sau thời gian khó khăn sẽ có sự bù đắp, cảm ơn người lao động xứng đáng. Điều đó sẽ giúp duy trì niềm tin người lao động và quyết định gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp”, ông Vũ nhấn mạnh.

Cần “mềm dẻo” để hài hòa mối quan hệ lao động
Người lao động Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 phấn khởi trở lại công việc. Ảnh: Định Cao

Theo ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may 29/3, những khó khăn do dịch bệnh gây ra là chưa từng có trong suốt thời gian qua. Những người đã cùng doanh nghiệp đi qua thời điểm khó khăn đó không đơn thuần là lao động mà họ như người thân trong gia đình. Vì vậy, công ty luôn phải xem người lao động là vốn quý để đưa ra những chính sách phù hợp.

"Năm qua, dịch bệnh ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Đã có lúc, Công ty phải thực hiện 3 tại chỗ, cách ly y tế. Vượt lên mọi khó khăn, chúng tôi rất trân trọng sự đồng hành, đồng lòng của toàn bộ người lao động công ty. Trong năm mới, doanh nghiệp chúng tôi đặt mục tiêu sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô sản xuất ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Nhiệm vụ của Ban Giám đốc và toàn bộ người lao động là đoàn kết, phấn đấu để vừa nâng cao được chất lượng đời sống, vừa cải thiện thu nhập làm sao năm này cao hơn năm trước”, ông Huỳnh Văn Chính cho biết.

Ngày 16/2, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có công văn hỏa tốc số 3649, do ông Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ký ngày 15/2 gửi LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành, Công đoàn Trung ương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể.
Làm sao để Giải thưởng Nguyễn Văn Linh vang xa và ngày càng cao quý Làm sao để Giải thưởng Nguyễn Văn Linh vang xa và ngày càng cao quý

Đó là mong muốn của hầu hết các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ khi thảo luận, xem xét về việc sửa đổi, ban ...

Ninh Bình: Thêm một vụ ngừng việc được Công đoàn thương lượng giải quyết Ninh Bình: Thêm một vụ ngừng việc được Công đoàn thương lượng giải quyết

Sau 2 ngày ngừng việc, công nhân Công ty TNHH May áo cưới thời trang chuyên nghiệp (KCN Khánh Phú, Ninh Bình) đã trở lại ...

Tết Covid-19 bình an, nghĩ về Bí thư Thành ủy Tết Covid-19 bình an, nghĩ về Bí thư Thành ủy

Có lẽ chưa bao giờ người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) dám mơ về một cái Tết bình yên, nồng ấm và ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm