Cảm ơn người hiến máu
Công đoàn

Cảm ơn người hiến máu

Hoàng Liên Phương
Tác giả: Hoàng Liên Phương
WHO chọn ngày 14/6 hằng năm làm Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu tình nguyện (HMTN) nhằm ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của hàng triệu người đã hiến máu để cứu tính mạng và cải thiện sức khỏe của những người khác. Đây còn là lời cảm ơn tới những người hiến máu - những người đã mang lại hạnh phúc cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới.
"Giọt máu cho đi, cuộc đời ở lại" Một “công dân tiêu biểu” 25 lần hiến máu cứu người Những đoàn viên "nghiện" hiến máu Công đoàn Dệt May khởi đầu Hành trình đỏ tại Bắc Ninh Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận

Với thông điệp “20 năm Ngày Quốc tế người hiến máu: Cảm ơn người trao giọt hồng!”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mong muốn thêm một cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, ghi nhận, tri ân đối với người hiến máu, hiến thành phần máu trên toàn thế giới.

Cảm ơn người hiến máu
Hội nghị Tôn vinh người hiến máu tình nguyện năm 2024 tại Sóc Trăng. Ảnh: CĐST

Thông điệp

WHO chọn ngày 14/6 hằng năm làm Ngày Thế giới tôn vinh người hiến máu tình nguyện (HMTN) nhằm ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của hàng triệu người đã hiến máu để cứu tính mạng và cải thiện sức khỏe của những người khác.

Đây còn là lời cảm ơn tới những người hiến máu - những người đã mang lại hạnh phúc cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới, cũng như gia đình và cộng đồng của họ.

Máu được dùng để truyền cho người bệnh mất máu cấp và thiếu máu mạn tính. Nếu không có máu để truyền kịp thời, người bệnh có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng.

Máu là một loại dược phẩm quý, chỉ có được từ người hiến máu, không thể sản xuất và không có chất nào có thể thay thế được.

Cảm ơn người hiến máu
Nhiều người hiến máu là đoàn viên, NLĐ tích cực tham gia phong trào hiến máu tình nguyện. Ảnh: CĐCT

Người hiến máu có thể là những người nổi tiếng, những nhân vật quan trọng trong xã hội hoặc những người bình thường nhất. Nhưng đối với bệnh nhân, những người HMTN thực sự là những "người hùng" vì họ đã tặng món quà vô giá cho những người xa lạ.

Từ những nghĩa cử cao đẹp này, mỗi năm hàng trăm triệu người trên thế giới được cứu sống nhờ có máu để truyền.

Lan tỏa

Với thông thiệp “Mỗi giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”, phong trào HMTN thời gian qua đã thu hút đông đảo các đoàn viên, người lao động (NLĐ) tham gia. Mỗi giọt máu tình nguyện không chỉ đơn thuần là liều thuốc cứu người mà còn là tấm lòng yêu thương, chia sẻ và tiếp thêm sự sống cho người bệnh.

Đây còn là một trong những nghĩa cử cao đẹp của con người với con người.

Cảm ơn người hiến máu
Những người hiến máu với nụ cười rạng rỡ. Ảnh: CĐST

HMTN là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện truyền thống “Tương thân, tương ái” của dân tộc ta. Nhận thức được vai trò và ý nghĩa đó, tổ chức Công đoàn các cấp cùng nhiều tình nguyện viên đã và đang tích cực tham gia phong trào này.

Họ sẵn sàng hiến máu khi có người cần trong bất cứ tình huống nào.

Để nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, NLĐ về HMTN, hướng đến thúc đẩy phong trào này ngày càng chất lượng, hiệu quả và bền vững, Ban Chỉ đạo vận động HMTN cấp tỉnh, cấp huyện luôn phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, trường học… đẩy mạnh truyền thông về vai trò và ý nghĩa của việc hiến máu. Đồng thời, tổ chức nhiều chiến dịch, sự kiện về hiến máu, tiêu biểu như: Lễ hội Xuân hồng, Sắc đỏ đoàn viên công đoàn, Hành trình đỏ, mít tinh Ngày toàn dân HMTN, chiến dịch Những giọt máu hồng hè...

Qua đó, góp phần khuyến khích, vận động NLĐ ở các địa phương tham gia hiến máu ngày càng nhiều.

Cảm ơn người hiến máu
Lãnh đạo LĐLĐ TP Cần Thơ chụp ảnh lưu niệm với người hiến máu. Ảnh: CĐCT

Tại Cần Thơ, LĐLĐ thành phố phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu tổ chức Ngày hội “Sắc đỏ đoàn viên công đoàn” năm 2024. Mục đích nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng trong lực lượng đoàn viên, NLĐ và vận động các đối tượng xã hội khác tham gia HMTN.

Đồng thời, đây cũng là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng phong trào HMTN của Ban vận động HMTN TP Cần Thơ và Tháng Công nhân năm 2024. Qua đó, thu hút trên 1.000 đoàn viên, NLĐ tham gia.

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Cần Thơ Huỳnh Thị Hiền cho biết: “Tôi rất mong muốn những tấm lòng cao đẹp đang tham dự chương trình sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần tương ái, tình nguyện vì cộng đồng trong lực lượng đoàn viên, NLĐ. Đồng thời, hãy là một tuyên truyền viên vận động nhiều người khác tham gia HMTN. Đây vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm thiêng liêng của chúng ta đối với toàn xã hội”.

Là lần thứ 3 hiến máu tình nguyện, đoàn viên CĐCS Trường Tiểu học An Khánh 1 Phan Thị Thu Hường mong muốn những giọt máu của mình sẽ giúp đỡ được cho những bệnh nhân đang cần.

Chị tâm sự: “Là một đoàn viên công đoàn, tôi thấy đây là hoạt động rất ý nghĩa. Tôi mong rằng hoạt động này sẽ được duy trì để tôi có thể tham gia, góp một phần sức của mình vào việc giúp đỡ những bệnh nhân đang cần máu”.

Phong trào HMTN thời gian qua đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, ban chỉ đạo vận động HMTN các cấp; sự đồng hành của các tổ chức, đoàn thể và đặc biệt là các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, phong trào đã có sự phát triển sâu rộng, thu hút sự tham gia của đông đảo các tình nguyện viên ở mọi lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp.

Cảm ơn người hiến máu
Tiếp nhận nguồn máu hiến tặng. Ảnh: HLP

Tại Sóc Trăng, hàng trăm lượt cán bộ, đoàn viên thuộc Công đoàn Viên chức và các CĐCS trực thuộc đã tham gia HMTN. Đây là một trong những hoạt động được Công đoàn Viên chức tỉnh đẩy mạnh thực hiện nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu điều trị và dự phòng; đặc biệt là nhóm máu hiếm, sẵn sàng tham gia hiến máu kịp thời khi có nhu cầu. Từng bước đưa phong trào HMTN trở thành công tác thường xuyên của các CĐCS, đoàn viên, NLĐ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng Hồ Thị Cẩm Đào ghi nhận, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức 18 đợt HMTN, tiếp nhận được 3.339 đơn vị máu. Duy trì hoạt động 19 câu lạc bộ HMTN với 490 tình nguyện viên, trong đó, có 1 Câu lạc bộ Những người có nhóm máu hiếm với 11 thành viên và 5 câu lạc bộ hiến máu sống với 138 thành viên.

Để phong trào HMTN tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị ban chỉ đạo vận động HMTN các cấp tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hiến máu đảm bảo đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Đặc biệt, tăng cường vận động những người có nhóm máu hiếm tích cực tham gia hiến máu để cung cấp nguồn máu hiếm cứu người.

Đoàn viên công đoàn Lê Thị Lài ở thành phố Sóc Trăng chia sẻ: “Hiện tôi đã hiến máu được 14 lần và sức khỏe của tôi vẫn rất tốt. Với tôi, HMTN là một việc làm ý nghĩa, giúp chia sẻ những khó khăn với người bệnh. Tôi cũng vận động bạn bè, người thân tham gia hiến máu. Đó là việc làm tuy nhỏ, nhưng mang giá trị nhân đạo, góp phần cứu chữa cho các bệnh nhân đang cần máu”.

Không chỉ tham gia tại các đợt hiến máu, đoàn viên Võ Thị Lệ Hằng - một tình nguyện viên thuộc huyện Long Phú còn tham gia hiến máu cho các trường hợp khẩn cấp. Dù đang bận việc, ngày nghỉ lễ hay bất kỳ thời điểm nào trong ngày, cứ nhận được điện thoại hay thông tin có người bệnh cần máu là chị sẽ sắp xếp để đi ngay.

Bởi theo chị, những trường hợp khẩn cấp, nếu chỉ chậm một chút là người bệnh có thể mất đi cơ hội sống.

Cảm ơn người hiến máu
Kiểm tra sức khỏe cho những người hiến máu. Ảnh: HLP

Có thể nói, phong trào HMTN thời gian qua đã được lan tỏa, điều đó cho thấy công tác tuyên truyền, vận động đã thu hút được đông đảo đoàn viên, NLĐ tham gia.

Tin rằng, với những tình cảm, tấm lòng nhân ái, sự sẻ chia đầy trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, phong trào này sẽ tiếp tục lan tỏa và ngày càng đi vào chiều sâu, mang đầy đầy ý nghĩa nhân đạo và nhân văn.

Tôn vinh

Dù công việc khác nhau, tuổi tác khác nhau, nhưng những người HMTN đều có chung tấm lòng muốn được chia sẻ khó khăn với những người cần truyền máu. Đây là những tấm gương tiêu biểu về lòng nhân ái, chính họ đã gieo những “hạt giống” tâm hồn để lan tỏa hơn nữa sự yêu thương và trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng, xã hội.

Cảm ơn người hiến máu
Tôn vinh người hiến máu tình nguyện tại Đồng Tháp. Ảnh: CĐĐT

Ngoài việc tham gia hiến máu, họ còn tích cực tuyên truyền, vận động, lan tỏa sâu rộng tinh thần hiến máu vì cộng đồng đến mọi người, góp phần cung cấp đủ nguồn máu cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Để ghi nhận những cống hiến thầm lặng đó, các tổ chức Công đoàn, chính quyền địa phương cùng các sở, ban ngành tổ chức lễ tôn vinh cho những tình nguyện viên tiêu biểu.

Tại Đồng Tháp, Công đoàn ngành Giáo dục đã tổ chức Hội nghị tôn vinh 54 thầy cô HMTN tiêu biểu năm 2024 và vận động gần 300 tình nguyện viên là đoàn viên, NLĐ trong ngành tham gia hiến máu. Kết quả đã tiếp nhận được hơn 200 đơn vị máu, nâng tổng số đơn vị máu tiếp nhận được là gần 1.000 đơn vị máu kể từ khi thành lập “Ngân hàng hiến máu lưu động của ngành Giáo dục”.

Tại Kiên Giang, LĐLĐ tỉnh phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ tổ chức cho gần 200 đoàn viên, NLĐ đang công tác, làm việc ở các sở, ban ngành tham gia HMTN đợt I/2024.

Thầy Lư Thái Xương - giảng viên khoa Cơ khí Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang cho biết: “Tôi đã hiến máu 12 lần. Tôi thấy việc hiến máu cứu người rất ý nghĩa, rất thiết thực nên tham gia đều đặn khoảng 3, 4 tháng 1 lần. Hiến máu về thì thấy sức khỏe bình thường, vẫn công tác giảng dạy tốt và sẽ tiếp tục duy trì hoạt động hiến máu thường xuyên”.

Cô Nguyễn Thị Linh - giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang vui vẻ chia sẻ: “Tôi vừa hiến máu xong, cảm thấy sức khỏe tốt, về nhà vẫn chơi thể thao bình thường. Tôi đã tham gia hiến máu 27 lần kể từ khi còn là sinh viên và duy trì cho đến nay".

Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ tỉnh Phạm Văn Đằng cho biết, năm 2024, Ban chỉ đạo HMTN tỉnh giao chỉ tiêu 600 đơn vị máu. LĐLĐ tỉnh đã tuyên truyền mục đích, ý nghĩa cao đẹp của việc tham gia hiến máu cứu người, hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện, Tháng nhân đạo, Triệu bước chân nhân ái và tuyên truyền, vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người do Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam phát động.

Qua đó, vận động đoàn viên, NLĐ tích cực tham gia hiến máu. Riêng trong đợt I này thu nhận được 160 đơn vị máu, vượt chỉ tiêu ban đầu đề ra. Trong các đợt tiếp theo sẽ có sự tham gia góp sức của đoàn viên, NLĐ ở các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tại Sóc Trăng, có 43 tình nguyện viên hiến máu tiêu biểu được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và 100 tình nguyện viên được Hội Chữ thập đỏ tỉnh tặng giấy khen.

Riêng anh Võ Tấn Đạt - công chức Phòng Tư pháp huyện Châu Thành với 30 lần tham gia hiến máu được Ban Chỉ đạo tỉnh chọn tham gia hoạt động tôn vinh người HMTN tiêu biểu toàn quốc năm 2024 tổ chức tại Hà Nội.

Có thể nói, mỗi cá nhân HMTN được tôn vinh là một câu chuyện cảm động về tình người, về sự cho đi mà không nghĩ đến việc nhận lại. Điều này cũng chứng minh rằng, đằng sau sự sống của nhiều bệnh nhân là sự sẻ chia thầm lặng của người HMTN.

Cảm ơn người hiến máu
Nhiều người hiến máu tình nguyện phấn khởi khi được cho đi. Ảnh: HLP

Những người HMTN đã thầm lặng góp sức, trao tặng những giọt hồng sự sống quý giá để tiếp thêm hy vọng, niềm tin và sự hồi sinh kỳ diệu cho biết bao người bệnh và gia đình họ. Không chỉ hiến máu thường xuyên, hiến máu nhiều lần, nhiều người còn hiến máu khẩn cấp khi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, đồng thời vận động nhiều người khác cùng hiến máu.

Những nghĩa cử cao cả này rất cần được nhân rộng và phát huy trong thời gian tới. Điều đó không nằm ngoài tầm tay nếu như tất cả chúng ta đều có một tấm lòng!

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm