Người lao động

“Cạm bẫy” từ mạng xã hội với công nhân lao động .

Minh Trí
Tác giả: Minh Trí
"Cạm bẫy" từ mạng xã hội với những chiêu thức tặng quà gửi cước phí hay trúng thưởng không còn mới nhưng thời gian qua, nhiều công nhân lao động vẫn dính “bẫy”. Nhiều người mất tiền triệu mới biết mình bị lừa…
cam bay tu mang xa hoi voi cong nhan lao dong
Đối tượng Ngọ Chí Phú.

Đối tượng bị lừa phần nhiều là công nhân lao động

Mới đây cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) đã bắt giữ đối tượng Ngọ Chí Phú theo quyết định truy nã về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bằng hình thức làm quen, kết bạn trên mạng xã hội, Phú đã thực hiện hàng chục vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nạn nhân của Phú đều là phụ nữ.

Trong những nạn nhân của Phú có chị V. sống tại phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội). Chị V. được Phú làm quen qua ứng dụng Zalo. Sau một thời gian hẹn hò, Phú bàn với chị V. tổ chức đám cưới. Phú cho chị V. hay mình đang làm trưởng phòng một hãng dầu gội uy tín có chi nhánh tại Bắc Ninh, vì thế để tiện cuộc sống gia đình sau này với chị V., Phú muốn chuyển về Hà Nội, tuy nhiên nếu chuyển phải mất 230 triệu đồng. Tin tưởng người “chồng tương lai” của mình, chị V. đã chuyển khoản cho Phú 260 triệu (trong đó 230 triệu chi phí chuyển việc và 30 triệu tiền liên hoan chia tay với đồng nghiệp). Tuy nhiên, từ khi chuyển tiền thành công, chị V. không thể nào liên lạc với Phú được nữa. Trước khi “giăng bẫy” với chị V. đối tượng Ngọ Chí Phú từng “cất lưới” thành công với 3 người phụ nữ khác cũng trên địa bàn TP. Hà Nội, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Cũng với thủ đoạn làm quen qua mạng, nhiều công nhân lao động bị các đối tượng giả danh người nước ngoài lừa đảo. Thủ đoạn lừa đảo quen thuộc là tặng quà và yêu cầu chuyển cước phí.

Tháng 7/2018 Công an quận 3 (TP.HCM) tiếp nhận đơn tố cáo của một nạn nhân nữ 29 tuổi. Nội dung đơn tố cáo trình bày việc có quen một người nước ngoài qua mạng xã hội và tự xưng là đại tá quân đội Mỹ, sắp về hưu, có ý định sang Việt Nam định cư. Sau đó, người này nói sẽ chuyển cho nạn nhân một hộp quà, vài ngày sau nạn nhân nhận được email bên chuyển phát nhanh báo hộp quà bị giữ tại Hải quan sân bay Cần Thơ và yêu cầu phải nộp 3.500 USD vào tài khoản ngân hàng để nhận quà. Do tin tưởng, nạn nhân đã chuyển 65 triệu đồng. Đến lần thứ 2 được yêu cầu chuyển thêm 2.500 USD nữa thì nạn nhân nghi ngờ nên trình báo công an.

Một nữ công nhân khác làm việc tại TP. Hồ Chí Minh đã mất hơn 10 triệu đồng. Tháng 4/2018, chị nhận được lời mời kết bạn từ một tài khoản có tên Morgan Lombardi đến từ nước Anh. Sau đó, người này chủ động nhắn tin làm quen. Chỉ trong vòng 1 tuần trò chuyện, người bạn ngoại quốc này đã chủ động thông tin gửi tặng 25.000 USD cho chị để có vốn làm ăn, chăm lo gia đình. Là người bị đổ vỡ trong hôn nhân, lại đang túng quẫn, nên khi tiếp nhận thông tin đó, chị rất vui mừng.

Sau đó, chị nhận được tin từ phía “nhân viên bưu điện” xác nhận là có quà và tiền từ nước ngoài chuyển về, chị càng tin tưởng. Vì thế khi được yêu cầu chuyển khoản thanh toán cước chị đã không do dự. Tuy nhiên, cũng giống như các nạn nhân khác, sau khi thực hiện thành công việc chuyển khoản, chị không thể liên lạc tiếp với người bạn ngoại quốc của mình nữa.

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) - Bộ Công an, trong quá trình điều tra, truy án có thể thấy các đối tượng phạm tội thường nhắm vào những người nhẹ dạ, cả tin mà đại đa số là phụ nữ. Chúng thường sử dụng các tài khoản trên mạng xã hội, với vẻ ngoài lịch lãm, ghi địa chỉ cư trú tại các nước như Mỹ, Anh, Pháp… sau đó tìm kiếm hoặc kết bạn với các phụ nữ là người Việt Nam, đồng thời giới thiệu mình là doanh nhân, xuất thân trong các gia đình giàu có, định cư ở nước ngoài.

Sau khi làm quen, kết bạn, vờ yêu đương, hứa hẹn đám cưới… khi thấy nạn nhân đã “cắn câu”, các đối tượng này thường đề nghị tặng quà có giá trị hoặc chuyển một số tiền lớn về Việt Nam rồi thông báo cho nạn nhân đến nhận. Tiếp đó đồng bọn chúng sẽ gọi điện giả là nhân viên Hải quan, nhân viên công ty chuyển phát nhanh… yêu cầu nạn nhân nộp phí hoặc tiền cước vận chuyển vào một tài khoản ngân hàng. Nạn nhân tin tưởng chuyển cho đối tượng lừa đảo 2 -3 lần, với số tiền hàng chục triệu đồng thậm chí lên đến hàng trăm triệu. Các đối tượng thực hiện lừa đảo cho đến khi nạn nhân không còn khả năng tài chính để nộp hoặc nghi ngờ bị lừa đảo sẽ cắt đứt liên lạc với nạn nhân.

Mặc dù đã được cảnh báo thường xuyên trên các phương tiện truyền thông suốt thời gian qua về phương thức, thủ đoạn phạm tội, tuy nhiên nhiều công nhân lao động vẫn bị dính “bẫy”.

Tỉnh táo để nhận diện nguy cơ, rủi ro

Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần An toàn thông tin CyRadar, ông Nguyễn Minh Đức cho biết: Hầu hết các thông tin cá nhân của người sử dụng hiện nay ở Việt Nam đều do chính người sử dụng tự đưa lên. Thông tin về ngày tháng năm sinh, trường học, nơi làm việc, nơi ở... kê khai trong các ứng dụng mạng xã hội được để ở chế độ mở. Thêm vào đó, nhiều người có thói quen cập nhật rất nhiều hoạt động trong ngày lên mạng xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc ai cũng có thể thu thập được thông tin của họ và tiến hành các hành vi lừa đảo.

cam bay tu mang xa hoi voi cong nhan lao dong
Chủ tài khoản "bóc phốt" kẻ lừa đảo

Có một thực tế là khi sử dụng mạng xã hội càng lâu, thì thông tin để vẽ lại chân dung của người dùng càng rõ ràng. Do vậy, khi chúng ta đã công khai chia sẻ các dữ liệu cá nhân thì việc các dữ liệu này bị thu thập, bị xử lý và chia sẻ sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của người sử dụng.

Các chuyên gia về an toàn thông tin mạng khuyến cáo người sử dụng nên hạn chế cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội để tránh lộ thông tin, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng, thực hiện hành vi lừa đảo.

Theo Thượng tá Nguyễn Bình, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP. Hà Nội, để phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng tội phạm hình sự nói chung, đặc biệt là các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet, mạng viễn thông, đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác, ngoài việc tự trang bị các kiến thức cần thiết để phòng tránh bị các đối tượng lừa đảo thì chia sẻ, tuyên truyền cho người trong gia đình, những người xung quanh để biết phòng chống.

cam bay tu mang xa hoi voi cong nhan lao dong U22 Việt Nam: Tròn 10 năm những giấc mơ còn dang dở
cam bay tu mang xa hoi voi cong nhan lao dong Bão like, tương tác sau dòng chia sẻ cảm động về cô gái lớn tuổi nhất tuyển nữ Việt Nam
cam bay tu mang xa hoi voi cong nhan lao dong Ninh Hiệp: Rủi ro tiềm ẩn ở chợ đầu mối lớn nhất miền Bắc

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm